Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch của các chất trong từng dãy sau: a. C2H5NH2, C6H5NH2, CH2O[CHOH]4CHO, CH2OH-CHOH-CH2OH b. CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch của các chất trong từng dãy sau:

a. C2H5NH2, C6H5NH2, CH2O[CHOH]4CHO, CH2OH-CHOH-CH2OH

b. CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO


Đáp án:

a. C2H5NH2, C6H5NH2, CH2O[CHOH]4CHO, C2OH-CHOH-CH2OH

Thuốc thử Etylamin Anilin Glucozo Glixerol
Quỳ tím Màu xanh - - -
AgNO3/NH3   - ↓ Ag -
Dd Br2   ↓ trắng  

b. CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO

Thuốc thử Metylamin Phenol Axit axetic Andehit axetic
Quỳ tím Màu xanh - Màu đỏ -
Dd Br2 - ↓ trắng   Mất màu nâu đỏ

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Tìm khối lượng kết tủa thu được?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Tìm khối lượng kết tủa thu được?


Đáp án:

Số mol Fe2O3 là nFe2O3 = 16/160 = 0,1 (mol)

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

0,1 (mol)                          0,3 (mol)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,3 (mol)                    0,3 (mol)

Khối lượng kết tủa là m = 0,3. 100 = 30(g)

Xem đáp án và giải thích
Khi đốt cháy một loại gluxit (thuộc một trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ), người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33: 88. Xác định công thức của gluxit trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt cháy một loại gluxit (thuộc một trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ), người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33: 88. Xác định công thức của gluxit trên.


Đáp án:

Qua công thức glucozơ: C6H12O6 và saccarozơ C12H22O11 ta nhận thấy nH = 2nO nên ta đặt công thức của gluxit là CnH2mOm.

Phản ứng đốt cháy:  CnH2mOm    + nO2  -t0-> nCO2   + mH2O

                                        1                                  n                 m

Thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33 : 88 ⇒ tỉ lệ số mol H2O và CO2 là:

nH2O:nCO2 = m/n = 33/18 : 88/44 = 11/16 : 2 = 11/12

⇒ Chọn n = 12, m = 11

Công thức phù hợp là C12H22O11.

Xem đáp án và giải thích
Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không ?


Đáp án:

Cồn khô và cồn lỏng đều là cồn (rượu etylic nồng độ cao) vì người ta cho vào cồn lỏng một chất hút dịch thể, loại chất này làm cồn lỏng chuyển khô.

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,1 mol CaCO3(r) vào bình chân không dung tích 1 lít để thực hiện phản ứng sau: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); Ở nhiệt độ 820oC , hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3 Ở nhiệt độ 880oC, hằng số cân bằng KC = 1,06.10-2. Tính hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 (%CaCO3 bị phân hủy) khi đạt đến trạng thái cân bằng ở hai nhiệt độ trên. So sánh các kết quả thu được hãy rút ra kết luận và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 0,1 mol CaCO3(r) vào bình chân không dung tích 1 lít để thực hiện phản ứng sau:

CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k);

Ở nhiệt độ 820oC , hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3

Ở nhiệt độ 880oC, hằng số cân bằng KC = 1,06.10-2.

Tính hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 (%CaCO3 bị phân hủy) khi đạt đến trạng thái cân bằng ở hai nhiệt độ trên. So sánh các kết quả thu được hãy rút ra kết luận và giải thích.


Đáp án:

Phản ứng xảy ra: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k);; K = [CO2].

+ Ở nhiệt độ 820oC: KC = 4,28.10-3 , do đó [CO2] = 4,28.10 -3 (mol/l)

=> %H =  [ 4,28.10 -3   : 0,1].100% = 4,28%

+ Ở nhiệt độ 880oC: KC = 1,06.10-2 , do đó [CO2] = 1,06.10-2 (mol/l)

 => %H =  [ 1,06.10-2   : 0,1].100% = 10,6%

H% = (1,06.10-2/0,1). 100% = 10,6%

Vậy ở nhiệt độ cao hơn, lượng CaO, CO2 tạo thành theo phản ứng nhiều hơn, nghĩa là ở nhiệt độ cao hơn hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 lớn hơn.

Giải thích: Phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt. Cân bằng phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Xác định hóa trị của Ca, Na,Fe, Cu,Al trong các hidroxit sau đây: Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Al(OH)3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Xác định hóa trị của Ca, Na,Fe, Cu,Al trong các hidroxit sau đây:

Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Al(OH)3


Đáp án:

 Ca(OH)2: Ca có hóa trị II;

Cu(OH)2 : Cu có hóa trị II;

NaOH: Na có hóa trị I;

Al(OH)3: Al có hóa trị III;

Fe(OH)3: Fe có hóa trị III.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…