Trình bày phương pháp hoá học phân biệt 3 chất lỏng sau: toluen, benzen, stiren. Viết phương trình hoá học của các phản ứng hoá học đã dùng.
- Cho 3 chất lỏng tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường, chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là stiren.
- Với 2 hỗn hợp phản ứng còn lại ta đem đun nóng, chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 (nóng) thì là toluen, còn lại là benzen.
Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là khí cacbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi thở ra.
Để có thể nhận biết được khí CO2 có trong hơi thở của ra, ta làm theo cách sau: Lấy một ly thủy tinh có chứa nước vôi trong, cắm ống hút vào cốc. Lưu ý, một đầu ống hút ngập trong dung dịch và thổi hơi thở vào dung dịch qua đầu còn lại của ống hút. Quan sát, ta thấy ly nước vôi bị vẩn đục. Vậy trong hơi thở có khí cacbonic đã làm đục nước vôi trong.
Đun 20,4 gam một chất hữu cơ A đơn chức với 300 ml dung dịch NaOH 1 M thu được muối B và hợp chất hữu cơ C. Cho C phản ứng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nung B với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO thu được khí D có tỉ khối đối với O2 bằng 0,5. Khi oxi hóa C bằng CuO được chất hữu cơ E không phản ứng với AgNO3/NH3. Xác định CTCT của A?
Chất C tác dụng với Na sinh ra khí H2 ⇒ C là ancol.
Oxi hóa C ra E không phản ứng với AgNO3 ⇒ C không là ancol bậc 1.
Các đáp án cho A là este đơn chức ⇒ B là muối của Na.
Nung B với NaOH rắn tạo ra D có MD = 32. 0,5 = 16 → D là CH4 → B là CH3COONa.
Đặt công thức của A là CH3COOR’
CH3COOR’ + NaOH → CH3COONa + R’OH
R’OH + Na → R’ONa + H2↑
CH3COONa + NaOH -CaO, to→ CH4↑ + Na2CO3.
Ta có: nH2 = 0,1 mol → nancol = 2nH2 = 2. 0,1 = 0,2 mol
nNaOH = 0,3 mol > nancol → NaOH dư, este phản ứng hết.
→ neste = nancol = 0,2 mol → Meste = 20,4/0,2 = 102 → R’ = 102 – 59 = 43.
→ gốc R’ là C3H7 và C là ancol bậc 2: CH3CH(OH)CH3
Câu A. Cl2 + 2NaBr → Br2 + 2NaCl
Câu B. NaOH + CH3COOC6H5 → C6H5ONa + CH3COOH
Câu C. HCl + C2H5ONa → C2H5OH + NaCl
Câu D. C2H5OH + 2Ag(NH3)2OH → 2Ag + CH3CHO + 2H2O + 4NH3
Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
Công thức chung của các chất trên là CnH2n-2O2
CnH2n – 2O2+ 1,5(n-1)O2 → nCO2 + (n-1)H2O
nCO2= nkết tủa = 0,18 mol
Gọi x là số mol của H2O => nO2 phản ứng = 3x/2
Bảo toàn khối lượng ta có: mhh+ mO2 = mCO2 + mH2O
=> 3,42 + 3x/2.32 = 44.0,18 + 18x => x = 0,15 mol
mCO2 + mH2O = 10,62 gam < m kết tủa
=> mdd giảm = 18 – 10,62 = 7,38 gam
Câu A. Trong X có ba nhóm –CH3.
Câu B. Chất Z không làm mất màu dung dịch nước brom.
Câu C. Chất Y là ancol etylic.
Câu D. Phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.