Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch thu được bằng cách hoà tan các muối FeCl2, Zn(NO3)2 và AlCl3 vào nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch thu được bằng cách hoà tan các muối FeCl2, Zn(NO3)2 và AlCl3 vào nước.

 


Đáp án:

Cho dd tác dụng với dd AgNO3 có kết tử trắng chứng tỏ có ion Cl-

Thêm vài giọt dd H2SOđặc và mảnh Cu có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra chứng tỏ có ion NO3-.

Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd trên thấy có kết tủa, sau đó kết tủa tan một phần chứng tỏ có hidroxit lưỡng tính. Gạn để tách lấy dd (ddA) lắc phần kết tủa nếu kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ chứng tỏ có ion Fe2+.

Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH4C1, có kết tủa xuất hiện chứng tỏ có Al3+. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch cho tác dụng với Na2S, có kết tủa trắng (ZnS) chứng tỏ có Zn2+ .




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là gì?


Đáp án:

Khi cho dung dịch FeSO4 vào trong hỗn hợp Zn và HCl thì xảy ra thêm phản ứng

Zn + Fe2+ → Fe + Zn2+

Phản ứng này tạo ra lớp sắt bám trên bề mặt kẽm làm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa và vì vậy khiến kẽm bị ăn mòn mạnh hơn.

Xem đáp án và giải thích
Nhựa bakelit được chế tạo từ poli (phenol-fomanđehit) có rất nhiều ứng dụng đặc biệt là trong vật liệu điện. Viết sơ đồ tổng hợp nhựa poli(phenol- iomanđehit) từ các sản phẩm của khí thiên nhiên và dầu mỏ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhựa bakelit được chế tạo từ poli (phenol-fomanđehit) có rất nhiều ứng dụng đặc biệt là trong vật liệu điện. Viết sơ đồ tổng hợp nhựa poli(phenol- iomanđehit) từ các sản phẩm của khí thiên nhiên và dầu mỏ.


Đáp án:

 Từ khí thiện nhiên có metan ; trong sản phẩm chế biến dầu khí có propilen ; dầu mỏ có benzen.

Sơ đồ : Benzen → Cumen (isopropylbenzen) → Phenol (A) + Axeton Metan → Metanol → Fomandehit (B)

n(A) + n(B) → Poli(phenol - fomandehit).




Xem đáp án và giải thích
Tìm nhận định chính xác
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Để khử mùi tanh của cá người ta dùng muối ăn.

  • Câu B. Đipeptit có 2 liên kết peptit.

  • Câu C. Isopropanol và N-metylmetanamin có cùng bậc

  • Câu D. Anilin có tính bazơ yếu và làm xanh quỳ tím ẩm.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 24,25 gam muối của glyxin, 22,20 gam muối của alanin và 13,90 gam muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 24,25 gam muối của glyxin, 22,20 gam muối của alanin và 13,90 gam muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là?


Đáp án:

Giả sử số mol của X, Y, Z lần lượt là 2x, x, x (mol)

nNaOH = nGly-Na + nAla-Na + nVal-Na = 0,25 + 0,2 + 0,1 = 0,55 mol

Lại có: nNaOH = 2nX + 3nY + 4nZ → 0,55 = 2.2x + 3x + 4x → x = 0,05 mol.

→ nE = 4x = 0,2 mol

Quy đổi hỗn hợp E thành: C2H3ON (a mol); CH2 (b mol) và H2O (c mol)

nNaOH = 0,55 mol → a = 0,55 mol.

npeptit (E) = c = 0,2 mol.

Bảo toàn C có: 2a + b = 2.nGly + 3.nAla + 5.nVal → 2.0,55 + b = 2.0,25 + 3.0,2 + 0,1.5 → b = 0,5 mol.

→ mE = 57.0,55 + 14.0,5 + 0,2.18 = 41,95 gam.

Tỉ lệ:

Đốt cháy: 41,95 gam E → mCO2 + mH2O = 97,85 gam

Đốt cháy: m gam E → mCO2 + mH2O = 39,14 gam

m = (39,14.41,95) : 97,85 = 16,78 g

Xem đáp án và giải thích
Protein
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là

Đáp án:
  • Câu A. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh lam.

  • Câu B. Có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch.

  • Câu C. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím.

  • Câu D. Có kết tủa xanh lam, kết tủa không bị tan ra.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…