Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3, tỉ khối hơi của X đối với H2 là 19,2. Đốt cháy hoàn toàn a mol khí CO cần 1 mol X. Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3, tỉ khối hơi của X đối với H2 là 19,2. Đốt cháy hoàn toàn a mol khí CO cần 1 mol X. Giá trị của a là


Đáp án:

MX = 19,2.2 = 38,4

⇒nO2 + nO3=1 ; 32nO2 + 48nO3 =38

⇒ nO2 =0,6 ;nO3 = 0,4

CO + O → CO2 ⇒ nCO = a = 2nO2 + 3nO3 = 2.0,6 + 3.0,4 = 2,4 (mol)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một bình kín đựng oxi ở nhiệt độ toC có áp suất P1(atm), sau khi phóng tia lửa điện để chuyển oxi thành ozon bình được đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất khí trong bình lúc này là P2. Tiếp tục dẫn khí trong bình qua dung dịch KI (dư), thu được dung dịch A và 2,2848 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn). a) Tính hiệu suất của quá trình ozon hóa. Biết rằng để trung hòa dung dịch A cần dùng 150ml dung dịch H2SO4 0,08M. b) Tính P2 theo P1
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một bình kín đựng oxi ở nhiệt độ toC có áp suất P1(atm), sau khi phóng tia lửa điện để chuyển oxi thành ozon bình được đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất khí trong bình lúc này là P2. Tiếp tục dẫn khí trong bình qua dung dịch KI (dư), thu được dung dịch A và 2,2848 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn).

a) Tính hiệu suất của quá trình ozon hóa. Biết rằng để trung hòa dung dịch A cần dùng 150ml dung dịch H2SO4 0,08M.

b) Tính P2 theo P1


Đáp án:

a) nH2SO4 = 0,15.0,08 = 0,012 mol

nO2 dư + nO2 mới sinh = 2,2848/22,4 = 0,102 mol

3O2    -tia lửa điện→     2O3 (1)

0,018              ←           0,012 mol

O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2 (2)

0,012        ← 0,024 mol     →     0,012

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O (3)

0,012 mol → 0,024 mol

Từ pt (3) ⇒ nKOH = 2.nH2SO4 = 2.0,012 = 0,024 mol

Từ pt (2) ⇒ nO3 pư = nO2 sinh ra = 1/2. nKOH = 0,012 mol

Từ pt(1) ⇒ nO2 pư = 3/2. nO3 = 0,018 mol

⇒ nO2 ban đầu = 0,018 + 0,102 – 0,012 = 0,108 mol

Hiệu suất phản ứng là:

H% = (0,018/0,108). 100% = 16,67%

b) Bình kín và nhiệt độ không đổi ta có: P1/P2 = n1/n2 = 0,108/0,102 => P2 = 0,944P1

Xem đáp án và giải thích
Cấu hình electron của nguyên tử cho ta những thông tin gì? Cho thí dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cấu hình electron của nguyên tử cho ta những thông tin gì? Cho thí dụ.


Đáp án:

Cấu hình electron của nguyên tử cho ta biết: cấu hình electron nguyên tử cho biết sự phân bố electron trên các lớp và phân lớp. Từ đó dự đoán được nhiều tính chất của nguyên tử nguyên tố.

Thí dụ: Nguyên tử Na có cấu hình electron là 1s22s22p63s1

Nguyên tử Na thuộc nhóm IA là kim loại hoạt động mạnh có 1e lớp ngoài cùng, có 3 lớp electron.

Xem đáp án và giải thích
Chia 20 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong O2 dư thu được 21 gam hỗn hợp oxit. Phần hai hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được V (lít) NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chia 20 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong O2 dư thu được 21 gam hỗn hợp oxit. Phần hai hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được V (lít) NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Tìm V?


Đáp án:

mKL + mO2 = moxit

⇒ mO2 = 21 - 10 = 11g

⇒ nO2 = 0,34375 mol

ne (O2)nhận = ne kim loại nhường = ne (N+5) nhận

O2 + 4e → 2O2-

N5+ + 1e → N+4

V = 1,375.22,4 = 30,8 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Tìm công thức hóa học dạng phân tử và dạng chất kép của những chất có thành phần như sau: a. Hợp chất A: 32,9% Na; 12,9% Al; 54,2% F; b. Hợp chất B: 14% K; 9,7% Al; 30,5% Si; 45,8% O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm công thức hóa học dạng phân tử và dạng chất kép của những chất có thành phần như sau:

a. Hợp chất A: 32,9% Na; 12,9% Al; 54,2% F;

b. Hợp chất B: 14% K; 9,7% Al; 30,5% Si; 45,8% O.


Đáp án:

a. Đặt công thức chất NaxAlyFz.

x : y : z = 32,9/23  :  12,9/27  : 54,2/19 = 1,43 : 0,48 : 2,85 = 3:1:6

Vậy công thức là Na3AlF6

Công thức kép 3NaF.AlF3 (Criolit)

b. Đặt công thức KxAlySizOt  

x:y:z:t = 14/39 : 9,7/27 : 30,5/28 : 45,8/16 = 1:1:3:8

Công thức chất KAlSi3O8

Công thức kép K2O.Al2O3.6SiO2 (Thủy tinh)

Xem đáp án và giải thích
Bằng phương pháp hoá học nào có thể phân biệt được hai dung dịch bazơ : NaOH và Ca(OH)2 ? Viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Bằng phương pháp hoá học nào có thể phân biệt được hai dung dịch bazơ : NaOH và Ca(OH)2 ? Viết phương trình hoá học.


Đáp án:

Dùng dung dịch muối cacbonat, thí dụ Na2CO3 để nhận biết : Nếu không có kết tủa, bazơ là NaOH ; nếu tạo ra kết tủa trắng (CaCO3), bazơ là Ca(OH)2 .

Viết phương trình hoá học.

Na2CO3 + Ca(OH)2 → 2NaOH + CaCO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…