Trình bày nội dung của quy tắc bát tử. Vận dụng quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử: LiF, KBr, CaCl2.
Theo quy tắc bát tử (8 electron) thì các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình bền vững của các khí hiếm với 8 electron (hoặc đối với heli) ở lớp ngoài cùng.
+ Các nguyên tử các nguyên tố s thường có khuynh hướng nhường electron lớp ngoài cùng để có lớp sát ngoài cùng 8 electron.
+ Các nguyên tử của các nguyên tố p là phi kim thường, có khuynh hướng thu thêm electron để cho lớp ngoài cùng của chúng có 8 electron.
Liên kết ion trong các phân tử:
+ LiF: Cấu hình electron: Li (Z = 3): 1s2 2s1
F (Z =9): 1s2 2s2 2p5
Nguyên tử Li có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 e tạo ion dương Li+ . Nguyên tử F có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của Li tạo ion F-, hình thành liên lết giữa Li+ và F-: LiF
+ KBr: Cấu hình electron: K ( Z= 11): 1s2 2s2 2p6 3s1
Br (Z= 35): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5
Nguyên tử K có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 electron tạo ion K+ . Nguyên tử Br có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của K tạo thành Br, thành liên kết giữa K+ và Br: KBr
+ CaCl2: cấu hình electron: Ca (Z = 20): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
Cl (Z = 17): 1s2 2s2 2p6 32 3p5
Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhường thêm 2 electron tạo ion dương Ca2 + , Nguyên tử có 7 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhận thêm 2 electron của 2 tạo thành ion Cl, hình thành liên kết giữa Ca2+ và Cl-:CaCl2.
Biết rằng kim loại magie Mg tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro H2 và chất magie sunfat MgSO4.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử magie lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng.
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
b) Số nguyên tử Mg : số phân tử H2SO4 = 1:1
Số nguyên tử Mg : số phân tử MgSO4 = 1:1
Số nguyên tử Mg : số phân tử H2 = 1:1.
Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Tìm m
Hỗn hợp rắn X gồm: Fe, Al2O3 (x mol) và Al dư (y mol)
PTHH:
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
CO2 + Na[Al(OH)4] → Al(OH)3 + NaHCO3
nH2 = 0,15 mol → y = 0,1 mol
Áp dụng ĐLBT nguyên tố với Al: 2x + y = 0,5 → x = 0,2 mol
Áp dụng ĐLBT nguyên tố với O: nO(Fe3O4) = nO(Al2O3) = 0,2.3 = 0,6 mol
→ nFe3O4 = 0,15mol
Áp dụng nguyên tố với Fe: n =Fe = 3nFe3O4 = 3.0,15 = 0,45 mol
Áp dụng khối lượng: m = 0,45.56 + 0,2.102 + 0,1.27 = 48,3 gam
Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào? Lấy vị dụ minh họa với nguyên tử oxi.
Electron luôn chuyển động nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
Ví dụ: Nguyên tử oxi có 8 electron chia hai lớp, lớp trong có 2 và lớp ngoài có 6 electron.
Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?
Giả sử Y không phải Flo
Gọi CTTB của X và Y là X'
NaX' → AgX'
23 + X' → 108 + X' (g)
6,03 → 8,61 (g)
8,61.(23 + X') = 6,03. (108 + X')
X' = 175,3 (Loại)
X là Clo, Y là Flo
Kết tủa chỉ gồm AgCl; nAgCl = nNaCl = 8,61 : 143,5 = 0,06 mol
% mNaCl = 0,06.58,5 : 6,03. 100% = 58,2% ⇒ % mNaF = 41,2%
Câu A. Mg + H2SO4→ MgSO4 + H2
Câu B. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 +3H2O
Câu C. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Câu D. Fe3O4 + 4HNO3 → Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)3 + 4H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.