Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở thỏa điều kiện
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 8

  • Câu D. 9 Đáp án đúng

Giải thích:

Đáp án D Có 9 hợp chất hữu cơ thỏa mãn là 1, CH2=CH-CH2-CH2-COOH. 2, 3, CH3-CH=CH-CH2-COOH (cis - trans). 4, CH2=C(CH3)-COOH. 5, CH3COOCH2CH2CH3 6, CH3COOCH(CH3)2 7, CH3CH2COOCH2CH3 8, CH3CH2CH2COOCH3 9, (CH3)2CHCOOCH3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.

Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.

Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.


Đáp án:

a) Dùng thuốc thử là dung dịch HNO3 loãng :

Ghi số thứ tự của 3 lọ, lấy một lượng nhỏ hoá chất trong mỗi lọ vào 3 ống nghiệm và ghi số thứ tự ứng với 3 lọ. Nhỏ dung dịch HNO3 cho đến dư vào mỗi ống, đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng :

- Nếu không có hiện tượng gì xảy ra, chất rắn trong ống nghiệm là muối NaCl. Lọ cùng số thứ tự với ống nghiệm là NaCl.

- Nếu có bọt khí thoát ra thì chất rắn trong ống nghiệm có thể là Na2CO3 hoặc hỗn hợp Na2CO3 và NaCl

- Lọc lấy nước lọc trong mỗi ống nghiệm đã ghi số rồi thử chúng bằng dung dịch AgNO3. Nếu :

Nước lọc của ống nghiệm nào không tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì muối ban đầu là Na2CO3.

Nước lọc của ống nghiệm nào tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì chất ban đầu là hỗn hợp hai muối NaCl và Na2CO3.

Các phương trình hoá học :

Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + H20 + CO2 ↑

(đun nóng nhẹ để đuổi hết khí CO2 ra khỏi dung dịch sau phản ứng)

NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Etanol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể gây tử vong. Tên gọi khác của etanol là

Đáp án:
  • Câu A. axit fomic.

  • Câu B. phenol.

  • Câu C. etanal.

  • Câu D. ancol etylic.

Xem đáp án và giải thích
Hiện tượng thực tiễn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hiện tượng nào dưới đây không đúng thực tế ?

Đáp án:
  • Câu A. Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

  • Câu B. Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và có một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu xanh đặc trưng.

  • Câu C. Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện hiện tượng đông tụ.

  • Câu D. Đốt cháy da hay tóc thấy có mùi khét.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2 và CuS (oxi chiếm 16% khối lượng). Cho 10 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,325 mol H2SO4 (đặc, đun nóng), thu được dung dịch Y gồm Fe3+, Cu2+ và SO42- và khí SO2 thoát ra. Nhúng thanh Mg vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra làm khô và cân thấy khối lượng tăng 3 gam (giả sử toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 10 gam X cần V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2 và CuS (oxi chiếm 16% khối lượng). Cho 10 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,325 mol H2SO4 (đặc, đun nóng), thu được dung dịch Y gồm Fe3+, Cu2+ và SO42- và khí SO2 thoát ra. Nhúng thanh Mg vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra làm khô và cân thấy khối lượng tăng 3 gam (giả sử toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 10 gam X cần V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là


Đáp án:

Giải

Ta có : mO = (10.16%) : 16 = 0,1 mol

Quy đổi hỗn hợp X thành Fe (x), Cu (y), S (z) và O (0,1) 

mX = 56x + 64y + 32z + 0,1.16 = 10 (1)

 BT electron: 3x + 2y + 6z = 0,1.2 + 2nSO2 

→ nSO2 = 1,5x + y + 3z - 0,1 

 Bảo toàn điện tích cho dung dịch Y → nSO42- = 1,5x + y 

BTNT S: z + 0,325 = 1,5x + y + (1,5x + y + 3z - 0,1) (2) 

nMg = nSO42- = 1,5x + y

m = 56x + 64y - 24(1,5x + y) = 3 (3) 

Từ (1), (2), (3) → x = 0,1; y = 0,025; z = 0,0375 

Bảo toàn electron: 3x + 2y + 4z = 0,1.2 + 4nO2 

→ nO2 = 0,075 → V = 1,68 lít 

Xem đáp án và giải thích
Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ba2+, NH4+, Cr3+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ba2+, NH4+, Cr3+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch


Đáp án:

Lấy một ít dung dịch, nhỏ vào đó vài giọt kali đicromat thấy xuất hiện kết tủa màu vàng

⇒ Dung dịch có Ba2+

2Ba2+ + Cr2O72- + H2O → 2BaCrO4 + 2H+

Lấy một lượng dung dịch khác nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào, đặt trên miệng ống nghiệm một miếng giấy quỳ tím ẩm rồi quan sát có mùi khai, làm xanh quỳ tím.

⇒ Dung dịch có NH4+

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

Trong dung dịch xuất hiện kết tủa màu xanh và tan dần, khi nhỏ thêm NaOH

⇒ Dung dịch có Cr3+

Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3↓ xanh

Cr(OH)3 + OH- → [Cr(OH)4]

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…