Tính khối lượng chất tan cần dùng để pha chế 250 ml dung dịch MgSO4 0,1 M?
Đổi: 250 ml = 0,25 lít
Số mol MgSO4 cần dùng để pha chế 250 ml dung dịch MgSO4 0,1 M là:
nMgSO4 = CM.V = 0,1.0,25 = 0,025 mol
Khối lượng MgSO4 cần dùng là:
mMgSO4 = 0,025.120 = 3 gam
Có các mẫu phân đạm sau : NH4Cl (đạm một lá), NH4NO3(đạm hai lá), NaNO3 (đạm nitrat) và (NH4)2SO4 (đạm sunfat). Trình bày cách phân biệt các mẫu phân đạm trên.
Hoà tan vào nước được các dung dịch.
Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch. Dung dịch NaNO3 không làm đổi màu quỳ tím ; 3 dung dịch còn lại làm quỳ tím chuyển thành màu hồng nhạt.
Cho dung dịch BaCl2 vào 3 dung dịch còn lại. Dung dịch (NH4)2SO4 tạo kết tủa trắng.
Nhỏ dung dịch AgNO3 vào 2 dung dịch còn lại. Dung dịch NH4Cl tạo kết tủa trắng. Còn lại là NH4NO3.
Phân tử khối của một pentapetit bằng 373. Biết pentapetit này được tạo nên từ mọt amino axit mà trong phân tử chỉ có chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Phân tử khối của amino axit này là bao nhiêu?
a.a: CxH2x+1NO2 -5(a.a) - 4H2O→ X: C5xH10x-3N5O6
⇒ 12,5x +10x – 3 + 14.5 + 16.6 = 373 ⇒ x = 3.
a.a: C3H7NO2 (89)
31,84 gam hỗn hợp NaX, NaY (X, Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp nhau, MX < MY) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 57,34 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp là bao nhiêu?
Gọi CTTB của X, Y là
1 mol NaX' → 1 mol AgX' tăng: 85g
nNaX' = 0,3 ⇒ M (NaX') = 106,13 ⇒ X' = 83,13
⇒ X là Br (80); Y là I (127)
⇒ NaBr ( x mol); NaI ( y mol)
Ta có: x + y = 0,3;
188x + 235y = 57,34g
x = 0,28 ⇒ %m NaBr = 90,58%
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất đặc trưng của kim loại :
Câu A. Tác dụng với dung dịch muối
Câu B. Tác dụng với bazo
Câu C. Tác dụng với phi kim
Câu D. Tác dụng với axit
Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit?
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).
Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.
Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α - amino axit.
Trong tripeptit có 2 liên kết peptit
(liên kết peptit là liên kết –CO – NH- giữa 2 đơn vị α - amino axit.
Các công thức cấu tạo của tripeptit:
Gly-Ala-Phe; Gly-Phe-Ala; Phe-Gly-Ala;
Phe-Ala-Gly; Ala-Gly-Phe; Ala-Phe-Gly.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.