Tính dẫn điện
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các dung dịch có cùng nồng độ mol/lít sau, dung dịch nào đẫn điện kém nhất ?

Đáp án:
  • Câu A. CH3COOH. Đáp án đúng

  • Câu B. CH3COONa.

  • Câu C. NaOH.

  • Câu D. HCl

Giải thích:

Đáp án A Tổng nồng độ mol các ion càng lớn thì dung dịch dẫn điện càng tốt và ngược lại. Xét các đáp án, GIẢ SỬ nồng độ các dung dịch đều là 1 mol/lít. A. CH3COOH ⇄ CH3COO– + H+ ⇒ ∑[ion] < 2M. B. CH3COONa → CH3COO– + Na+ ⇒ ∑[ion] = 2M. C. NaOH → Na+ + OH– ⇒ ∑[ion] = 2M. D. HCl → H+ + Cl– ⇒ ∑[ion] = 2M. ⇒ CH3COOH dẫn điện kém nhất

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày hình dạng của các obitan nguyên tử s, p và nêu rõ sự định hướng khác nhau của chúng trong không gian.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày hình dạng của các obitan nguyên tử s, p và nêu rõ sự định hướng khác nhau của chúng trong không gian.


Đáp án:

- Obitan s có dạng hình cầu.

- Obitan p gồm 3 obitan, có dạng hình số 8 nổi:

     + Obitan px định hướng theo trục x.

     + Obitan Py định hướng theo trục y.

     + Obitan Pz định hướng theo trục z.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho PTHH sau : 2 Mg + O2 2MgO Nếu có 2 mol MgO được tạo thành thì số mol khí Oxi (O2 ) cần dùng là:

Đáp án:
  • Câu A. 2 mol

  • Câu B. 1 mol

  • Câu C. 3 mol

  • Câu D. 4 mol

Xem đáp án và giải thích
Cho 1 g hỗn hống của Na (natri tan trong thuỷ ngân) tác dụng với nước thu đứợc dung dịch kiềm. Để trung hoà dung dịch kiềm đó cần 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính phần trăm khối lượng của natri trong hỗn hống.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1 g hỗn hống của Na (natri tan trong thuỷ ngân) tác dụng với nước thu đứợc dung dịch kiềm. Để trung hoà dung dịch kiềm đó cần 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính phần trăm khối lượng của natri trong hỗn hống.



Đáp án:

2Na + 2H2O   →2NaOH + H2     (1)

NaOH + HCl  → NaCl + H2O       (2)

Từ (1) và (2) ta thấy

nNa = nNaOH= nHCl = (0,2.50) : 1000 = 0,01 mol

=> %mNa = 2,3%



Xem đáp án và giải thích
Hãy xác định khối lượng và thể tích của những hỗn hợp khí sau ở đktc: a) 1,5N phân tử oxi + 2,5N phân tử hidro + 0,02N phân tử nito. b) 1,5 mol phân tử oxi + 1,2 mol phân tử CO2 + 3 mol phân tử nito. c) 6g hidro + 2,2g khí cacbonic + 1,6g khí oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy xác định khối lượng và thể tích của những hỗn hợp khí sau ở đktc:

   a) 1,5N phân tử oxi + 2,5N phân tử hidro + 0,02N phân tử nito.

   b) 1,5 mol phân tử oxi + 1,2 mol phân tử CO2 + 3 mol phân tử nito.

   c) 6g hidro + 2,2g khí cacbonic + 1,6g khí oxi.


Đáp án:

a) mO2 = nO2 . MO2 = 1,5 .32 = 48 g

mN2 = nN2 . MN2 = 0,02 . 28 = 0,56 g

mH2 = nH2 . MH2 = 2,5 .2 = 5g

Khối lượng hỗn hợp khí:

mhh = mO2 + mH2 + mN2 = 48 + 5 + 0,56 = 53,56(g)

Thể tích của hỗn hợp khí:

Vhh = 22,4.n = 22,4.( 1,5 + 2,5 + 0,02) = 90,048 (l)

b) Tương tự

mO2 = nO2 . MO2 = 1,5 . 32 = 48g

mCO2 = nCO2 . MCO2 = 1,2 . 44 = 52,8 g

mN2 = nN2 . MN2 = 3. 28 = 84g

Khối lượng hỗn hợp khí:

mhh = mO2 + mCO2 + mN2 = 48 + 52,8 + 84 = 184,8 g

Thể tích của hỗn hợp khí:

Vhh = 22,4.n = 22,4.(1,5 + 1,2 + 3) = 127,68 (l)

c)

mhh = mH2 + mCO2 + mO2 = 6 + 2,2 + 1,6 = 9,8g

nH2 = m : M = 6 : 2 = 3 mol;

nCO2 = m : M = 2,2 : (12 + 16.2) = 0,05 mol

nO2 = m : M = 1,6 : 32 = 0,05 mol

Vhh = 22,4.nhh = 22,4.(3 + 0,05 + 0,05) = 69,44 (l)

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về cấu tạo của saccarozơ
- Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một phân tử saccarozơ có


Đáp án:
  • Câu A. một gốc β-glucozơ và một gốc α-fructozơ

  • Câu B. một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ

  • Câu C. một gốc β-glucozơ và một gốc β-fructozơ

  • Câu D. hai gốc α-glucozơ

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…