Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau: - Bước 1: Cho 1 gam dầu lạc vào cốc thủy tinh chịu nhiệt chứa 2,5 ml dung dịch NaOH 40%. - Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp trong nồi cách thủy (khoảng 8 – 10 phút) đồng thời khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh (thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất). - Bước 3: Rót 4 – 5 ml dung dịch NaCl (bão hòa, nóng) vào hỗn hợp, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội và quan sát. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 1, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất. (b) Ở bước 2, thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước để hỗn hợp không bị cạn đi, phản ứng mới thực hiện được. (c) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên. (d) Mục đích chính của việc thêm nước cất là tránh sản phẩm bị phân hủy. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau:

- Bước 1: Cho 1 gam dầu lạc vào cốc thủy tinh chịu nhiệt chứa 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

- Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp trong nồi cách thủy (khoảng 8 – 10 phút) đồng thời khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh (thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất).

- Bước 3: Rót 4 – 5 ml dung dịch NaCl (bão hòa, nóng) vào hỗn hợp, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội và quan sát.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 1, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất.

(b) Ở bước 2, thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước để hỗn hợp không bị cạn đi, phản ứng mới thực hiện được.

(c) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên.

(d) Mục đích chính của việc thêm nước cất là tránh sản phẩm bị phân hủy.

Số phát biểu đúng là


Đáp án:

(a) Sai vì sau bước 1, thu được hỗn hợp phân lớp do dầu lạc không tan trong dung dịch NaOH

(d) Sai vì mục đích của việc thêm nước để phản ứng thủy phân xảy ra.

Số phát biểu đúng là 2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng với NaOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là


Đáp án:

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

CH3CH2OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O

CH3CHO + 1/2 O2 → CH3COOH

Xem đáp án và giải thích
Khử hoàn toàn 3,48 gam Fe3O4 (nung nóng) bằng khí CO. Thể tích tối thiểu của CO cần dùng cho phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử hoàn toàn 3,48 gam Fe3O4 (nung nóng) bằng khí CO. Thể tích tối thiểu của CO cần dùng cho phản ứng là


Đáp án:

nCO = 4nFe3O4 = 0,06 mol => V = 0,06 x 22,4 = 1,344 lít

Xem đáp án và giải thích
Biểu thức liên hệ
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol KNO3 và b mol Fe(NO3)2 trong bình chân không thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào nước thì thu được dung dịch HNO3 và không có khí thoát ra. Biểu thức liên hệ giữa a và b là:

Đáp án:
  • Câu A. a = 2b

  • Câu B. a = 3b

  • Câu C. b = 2a

  • Câu D. b = 4a

Xem đáp án và giải thích
Bằng những phản ứng hoá học nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau ? a)  Các kim loại : Al, Mg, Ba, Na. b)  Các dung dịch muối : NaCl, Ba(NO3)2, Al(SO4)3. c)  Các oxit : CaO, FeO, Al2O3. d)  Các dung dịch : NaNO3, Ca(NO3)2, Al(NO3)3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng những phản ứng hoá học nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau ?

a)  Các kim loại : Al, Mg, Ba, Na.

b)  Các dung dịch muối : NaCl, Ba(NO3)2, Al(SO4)3.

c)  Các oxit : CaO, FeO, Al2O3.

d)  Các dung dịch : NaNO3, Ca(NO3)2, Al(NO3)3.




Đáp án:

a) Dùng H2O, nhận biết được 2 nhóm kim loại Na, Ba và Mg, Al. Nhận biết ion Ba2+ trong nhóm ( 1 ) bằng ion CO3 2- . Nhận biết kim loại Al trong  nhóm (2) bằng dung dịch NaOH.

b) Nhận biết ion Al3+ bằng dung dịch NaOH, sau đó nhận biết ion Ba2+ bằng dung dịch muối cacbonat, còn lại là dung dịch chứa Na+.

c) Dùng H2O nhận biết CaO, dùng dung dịch NaOH nhận biết A12O3, chất còn lại là FeO.

d) Dùng dung dịch NaOH nhận biết: Al(NO3)3 tạo kết tủa sau đó tan trong dung dịch NaOH dư ; Ca(NO3)2 làm dung dịch vẩn đục, còn lại là NaNO3.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…