Thủy ngân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thủy ngân rất độc, dễ bay hơi. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?

Đáp án:
  • Câu A. Bột lưu huỳnh. Đáp án đúng

  • Câu B. Nước.

  • Câu C. Bột sắt.

  • Câu D. Bột than.

Giải thích:

Dùng bột lưu huỳnh vì 2 chất tác dụng được với nhau ở nhiệt độ thường: Hg + S → HgS HgS là chất rắn, có thể dễ dàng quét dọn được

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 1%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 1%.


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng sunfat, sau phản ứng khối lượng lá sắt tăng thêm 1,2 g. khối lượng đồng tạo ra bám trên sắt là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng sunfat, sau phản ứng khối lượng lá sắt tăng thêm 1,2 g. khối lượng đồng tạo ra bám trên sắt là bao nhiêu?


Đáp án:

Ta có :

Fe (x) + CuSO4 (x) → FeSO4 (x) + Cu (x)

Suy ra: mtăng = -56.x + 64x = 1,2

8x = 1,2 ⇒ x = 0,15.

mCu = 0,15.64 = 9,6 g

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn hai kim loại khác, cùng nhóm với kim loại Na và so sánh tính chất của những kim loại này về những mặt sau: - Độ cứng. - Khối lượng riêng - Nhiệt độ nóng chảy. - Năng lượng ion hóa I1 - Thế điện cực chuẩn Eo(M+/M).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chọn hai kim loại khác, cùng nhóm với kim loại Na và so sánh tính chất của những kim loại này về những mặt sau:

- Độ cứng.

- Khối lượng riêng

- Nhiệt độ nóng chảy.

- Năng lượng ion hóa I1

- Thế điện cực chuẩn Eo(M+/M).


Đáp án:

So sánh Na với hai kim loại khác cùng ở nhóm IA

Kim loại kiềm Li Na K
Eo(M+/M) (V) -3,05 -2,71 -2,93
Độ cứng (kim cương có độ cứng là 10) 0,6 0,4 0,5
Khối lượng riêng (g/cm3) 0,53 0,97 0,86
Nhiệt độ nóng chảy (oC) 180 98 64
Năng lượng ion hóa I1 (kJ/mol) 520 497 419

Xem đáp án và giải thích
Bài toán thủy phân hỗn hợp peptit trong dung dịch kiềm
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đung nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin, 0,4 mol muối của alanin, 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O là 78,28 gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?


Đáp án:
  • Câu A. 45

  • Câu B. 40

  • Câu C. 50

  • Câu D. 35

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của metylamin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Metylamin không phản ứng được với dụng dịch nào sau đây ?


Đáp án:
  • Câu A. CH3COOH.

  • Câu B. FeCl3.

  • Câu C. HCl.

  • Câu D. NaOH.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…