Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng hỗn hợp bột Fe dư và H2SO4 loãng.
(b) Cho Fe vào dung dịch KCl.
(c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
(d) Đốt dây sắt trong Cl2.
(e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
Số thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là
Thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là (a), (e).
(a) Fe dư + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 => tạo muối FeSO4
(e) Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
Dãy các ion kim loại nào sau dây bị Zn khử thành kim loại?
Câu A. Cu2+, Mg2+, Pb2+
Câu B. Cu2+, Ag+, Na+.
Câu C. Sr2+, Pb2+, Cu2+
Câu D. Pb2+, Ag+,Al3+.
1. Thí nghiệm 1: Sự đông tụ protein khi đun nóng.
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 2-3ml dd protein 10% (lòng trắng trứng)
+ Đun nóng ống nghiệm đến khi sôi trong khoảng 1 phút
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Dung dịch protein đục dần sau đó đông tụ lại thành từng mảng bám vào thành ống nghiệm.
- Giải thích: Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên dễ bị đông tụ khi đun nóng.
2. Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure.
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 1ml dd protein 10%, 1ml dd NaOH 30% và 1 giọt dd CuSO4 2%.
+ Lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện màu tím đặc trưng.
- Giải thích: Do tạo ra Cu(OH)2 theo PTHH:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2.
Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản phẩm màu tím.
3. Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng.
- Tiến hành TN: chuẩn bị 4 mẫu vật liệu
+ Mẫu màng mỏng PE
+ Mẫu ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC
+ Mẫu sợi len
+ Mẫu vải sợi xenlulozo
Hơ nóng lần lượt các mẫu gần ngọn lửa vài phút, quan sát hiện tượng
Đốt cháy các vật liệu trên, quan sát sự cháy và mùi.
- Hiện tượng: Khi hơ nóng các vật liệu:
+ PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu.
+ PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen.
+ Sợi len và vải sợi cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi.
- Giải thích:
PVC cháy theo PTHH: (C2H3Cl)n + 2,5nO2 → 2nCO2 + nH2O + nHCl.
Phản ứng cho khí HCl nên có mùi xốc.
PE cháy theo PTHH: (C2H2)n + 3nO2 → 2nCO2 + 2nH2O.
Phản ứng cho khí CO2 nên không có mùi xốc.
- Sợi len và vải sợi xenlulozơ cháy theo PTHH:
(C6H10O5)n + 6nO2 → 6nCO2 + 5nH2O.
Khí thoát ra là CO2 không có mùi.
4. Phản ứng của 1 vài vật liệu polime với kiềm
- Tiến hànhTN:
+ Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm:
• ống 1: một mẩu màng mỏng PE
• ống 2: ống nhựa dẫn nước PVC
• ống 3: sợi len
• ống 4: vải sợi xenlulozo hoặc bông
+ Cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dd NaOH 10%
+ Đun ống nghiệm đến sôi, để nguội. Quan sát
+ Gạn lớp nước sang các ống nghiệm khác lần lượt là 1’, 2’, 3’, 4’.
+ Axit hóa ống nghiệm 1’, 2’ bằng HNO3 20% rồi thêm vào mỗi ống vài giọt dd AgNO3 1%.
+ Cho thêm vào ống nghiệm 3’, 4’ vài giọt dd CuSO4 2%.
Quan sát rồi đun nóng đến sôi.
- Hiện tượng:
+ ống 1’: không có hiện tượng gì
+ ống 2’: xuất hiện kết tủa trắng
+ ống 3’: xuất hiện màu tím đặc trưng
+ ống 4’: không có hiện tượng
- Giải thích:
+ ống 2’ xuất hiện kết tủa trắng do đã xảy ra các phản ứng:
(C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n +n NaCl
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O
+ ống 3’: protein bị thủy phân tạo ra các amino axit, đipeptit, tripeptit …. Có phản ứng màu với Cu(OH)2.
Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt proton và nơtron trong nguyên tử
Tổng số hạt trong nguyên tử A là 52 nên p + n + e = 52
Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e, ta được 2p + n = 52 (1).
Trong nguyên tử A, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 nên (p + e) – n = 16 hay 2p – n = 16, suy ra n = 2p – 16 (2).
Thay (2) vào (1) ta có: 2p + (2p – 16) = 52 suy ra p = 17
Thay p = 17 vào (2) ta được n = 18.
Vậy số hạt proton là 17, số hạt nơtron là 18.
Nhiệt phân nhựa cây guta peccha người ta thu được một chất lỏng A chứa 88,23% C; 11,76%H. Tỉ khối hơi của A so với nito bằng 2,43. Cứ 0,34 gam A phản ứng với brom dư thì cho 1,94 gam một chất lỏng nặng hơn nước và không tan trong nước. Cho A phản ứng với H2 dư thì thu được isopentan.
a) Hãy xác định công thức phân tử của A.
b) Các dữ kiện đã đủ để xác định công thức cấu tạo của A chưa, vì sao?
a) Ta có MA = 2,43.28 = 68(g/mol)
Từ thành phần phần trăm khối lượng đã cho ta thấy A là hidrocacbon.
Đặt công thức tổng quát của A là CxHy
Ta có: x: y = %C/12 : %H/1 = 5 : 8
Công thức đơn giản của A là (C5H8)n. Với MA = 68 ⇒ n = 1
Công thức phân tử của A là C5H8.
b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mA + mBr2 = m(sản phẩm)⇒0,34 + mBr2 = 1,94 ⇒ m(Br2) = 1,6 (gam)
⇒ nBr2 = 0,01 mol
nA = 0,34/68= 0,005 mol
A tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 0,005 : 0,01 = 1 : 2 ⇒ A là ankađien hoặc ankin.
Cho A tác dụng với H2 được isopetan ⇒ A là isopren hoặc isoprin
CTCT A: CH2=C(CH3)-CH=CH2 hoặc CH3-CH(CH3)-C≡CH
b) Các dữ kiện chưa đủ để xác định công thức cấu tạo chính xác của A
X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Cho 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều đến khi kết tủa phản ứng thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch X?
TN1: 150 ml dd Y (NaOH 2M) vào 100 ml dd X (AlCl3) → 7,8 gam kết tủa Al(OH)3
TN2: Thêm tiếp vào cốc trên 100 ml dd Y → 10,92 gam kết tủa Al(OH)3
nNaOH (1) = 0,15.2 = 0,3 mol, n↓(1) = 7,8/78 = 0,1 mol
nNaOH (2) = 0,1.2 = 0,2 mol, n↓(2) = 10,92/78 = 0,1 mol
Gọi nồng độ của AlCl3 là a M.
Theo đề bài khi cho nNaOH = nNaOH (1) + nNaOH (2) = 0,3 + 0,2 = 0,5 mol vào 0,1a mol AlCl3 thì thu được 0,14 mol kết tủa Al(OH)3.
Vì 3nAl(OH)3 < nNaOH → xảy ra sự hòa tan kết tủa.
Khi đó 4nAlCl3 = nNaOH + nAl(OH)3 ⇔ 0,4a = 0,5 + 0,14 ⇔ a = 1,6 M.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.