Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao

Kết qủa thí nghiệm 1:

Hiện tượng: Hỗn hợp CuO + C đun nóng và có sự chuyển đổi từ màu đen → màu đỏ.

Dung dịch nước vôi trong vẩn đỏ.

Giải thích:

2CuO + C → 2Cu + CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.

2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3

Hiện tượng: Lượng muối NaHCO3 giảm dần → NaHCO3 bị nhiệt phân.

Phần miệng ống nghiệm có hơi nước ngưng đọng → có nước tạo ra.

Dung dịch Ca(OH)2 bị vẩn đục.

Giải thích:

2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.

3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua

Các phương án nhận biết 3 chất: NaCl, Na2CO3, CaCO3

+ HCl

   Không có khí → NaCl

   Có khí → Na2CO3, CaCO3

+ H2O

   Tan: Na2CO3

   Không tan: CaCO3

Thao tác thí nghiệm:

   + Đánh số các lọ hóa chất và ống nghiệm.

   + Lấy 1 thìa mỗi chất vào ống nghiệm có số tương ứng.

   + Nhỏ 2ml dd HCl vào mỗi ống nghiệm:

- Nếu không có khí thoát ra → NaCl.

- Có khí thoát ra → Na2CO3, CaCO3

   + Lấy một thìa hóa chất trong 2 lọ còn lại cho vào ống nghiệm.

   + Cho 2ml nước cất, lắc nhẹ:

- Chất rắn tan → nhận ra Na2CO3

- Chất rắn không tan → nhận ra CaCO3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Những phát biểu nào sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S)? a) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ. c) Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozo đều cho một loại monosaccarit. d) Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ. đều cho glucozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những phát biểu nào sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S)?

a) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột

b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.

c) Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozo đều cho một loại monosaccarit.

d) Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ. đều cho glucozơ.


Đáp án:

A. S. Vì saccarozơ được cấu tạo từ một gốc glucozo và 1 gốc fructozo còn tinh bột được cấu tạo từ nhiều gốc α- glucozo liên kết với nhau.

B. Đ.

C. S. Vì khi thủy phân đến cùng saccarozo thu được glucozo và fructozo còn khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozo chỉ thu được glucozo.

D. Đ.

Xem đáp án và giải thích
Để làm sạch một mẫu thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì người ta khuấy mẫu thủy ngân này trong dung dịch HgSO4 dư. a. Hãy giải thích phương pháp làm sạch và viết phương trình hóa học. b. Nếu bạc có lẫn tạp chất là kim loại nói trên, hãy làm cách nào để loại bỏ được tạp chất? Viết phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để làm sạch một mẫu thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì người ta khuấy mẫu thủy ngân này trong dung dịch HgSO4 dư.

a. Hãy giải thích phương pháp làm sạch và viết phương trình hóa học.

b. Nếu bạc có lẫn tạp chất là kim loại nói trên, hãy làm cách nào để loại bỏ được tạp chất? Viết phương trình hóa học.


Đáp án:

a. Khuấy mẫu thủy ngân trong dung dịch HgSO4 có các phản ứng

HgSO4 + Zn → ZnSO4 + Hg

HgSO4 + Sn → SnSO4 + Hg

HgSO4 + Pb → PbSO4 + Hg

Như vậy các tạp chất Zn, Sn, Pb bị hòa tan hết. Lọc lấy thu thủy ngân tinh khiết.

b, Nếu bạc có lẫn các kim loại nói trên cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3. Sẽ có các phản ứng xảy ra:

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag↓

Sn + 2AgNO3 → Sn(NO3)2 + 2Ag↓

Pb + 2AgNO3 → Pb(NO3)2 + 2Ag↓

Khi đó các kim loại bị hòa tan hết trong dung dịch AgNO3 lọc lấy kết tủa thu được Ag tinh khiết

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thì được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thì được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m


Đáp án:

Giải

Ta có: nFe = 0,2 mol; nMg = 0,2 mol

AD ĐLBTNT => 2nFe2O3 = nFe => nFe2O3 = 0,5nFe = 0,2.0,5 = 0,1 mol

Ta có: nMg = nMgO = 0,2 mol

=>m rắn = mFe2O3 + mMgO = 0,1.160 + 0,2.40 = 24 gam

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg trong 100,0 ml dung dịch HCl 2,1M. Tính pH của dung dịch thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg trong 100,0 ml dung dịch HCl 2,1M. Tính pH của dung dịch thu được.


Đáp án:

 nMg = 2,4/24 = 0,1 mol; nHCl = 0,1.2,1 = 0,21 mol

                                Mg      +       2HCl        --> MgCl2     +         H2

Trước pu:                  0,1               0,21                                                  

Phản ứng:                 0,1               0,2                                                  

Sau pu:                       0                 0,01   

      Số mol HCl dư : (0,21 – 0,2) = 0,01 mol

                     HCl dư --->  H+              +              Cl-

                           0,01          0,01

    ⇒ [H+] = 0,01/0,1 = 0,1 mol/lít ⇒ pH = -lg[H+] = 1       

Xem đáp án và giải thích
Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, CuO, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho m gam X tan hoàn toàn vào dung dịch Y gồm H2SO4 1,65M và NaNO3 1M, thu được dung dịch z chỉ chứa 3,66m gam muối trung hòa và 1,792 lít khí NO (dktc). Dung dịch z phản ứng tối đa với 1,22 mol KOH. Giá trị của m là :

Đáp án:
  • Câu A. 32

  • Câu B. 24

  • Câu C. 28

  • Câu D. 36

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…