Thí nghiệm 2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- Dụng cụ:
+ Ống nghiệm.
+ Thìa, muỗng lấy hóa chất.
- Hóa chất:
+ Dung dịch Na2CO3.
+ Dung dịch CaCl2.
+ Dung dịch phenolphtalein.
+ Dung dịch HCl.
+ Dung dịch NaOH.
- Cách tiến hành thí nghiệm:
+ Cho khoảng 2 ml dung dịch Na2CO3 đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch CaCl2 đặc. Nhận xét hiện tượng xảy ra.
+ Hòa tan kết tủa thu được ở thí nghiệm a) bằng dung dịch HCl loãng. Nhận xét các hiện tượng xảy ra.
+ Một ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch NaOH loãng. Nhỏ vào đó vài giọt dung dịch phenolphtalein. Nhận xét màu của dung dịch. Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm trên, vừa nhỏ vừa lắc cho đến khi mất màu. Giải thích hiện tượng xảy ra.
- Hiện tượng:
a. Nhỏ dd Na2CO3 đặc vào dd CaCl2 đặc xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl.
b. Hoà tan kết tủa CaCO3 vừa mới tạo thành bằng dd HCl loãng: Xuất hiện các bọt khí CO2, kết tủa tan thì CaCO3 + 2 HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
c. Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào dd NaOH loãng chứa trong ống nghiệm, dd có màu hồng tím. Nhỏ từ từ từng giọt dd HCl vào, vừa nhỏ vừa lắc,dd sẽ mất màu. Phản ứng trung hoà xảy ra tạo thành dd muối trung hoà NaCl và H2O môi trường trung tính.
NaOH + HCl → NaCl + H2O.
- Giải thích và phương trình phản ứng: Khi lượng NaOH bị trung hoà hết, màu hồng của Phenolphtalein trong kiềm không còn dung dịch chuyển thành không màu
Câu A. 3
Câu B. 6
Câu C. 4
Câu D. 5
Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.
Hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1 : 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình nước vôi trong tăng 10,96 gam và trong bình có 20 gam kết tủa. Vậy công thức của 2 ankin là gì?
nCO2 = nCaCO3 = 0,2 mol
mbình tăng = mCO2 + mH2O ⇒ mH2O = 10,96 – 0,2.44 = 2,16g
⇒ nH2O = 0,12 mol
nankin = nCO2 – nH2O = 0,08 mol
Gọi 2 ankin CnH2n-2 (0,02 mol); CmH2m-2 (0,06 mol)
nCO2 = 0,02n + 0,06m = 0,2
⇒ n + 3m = 10
⇒ n = 4; m = 2
=> CTCT: C2H2 và C4H6
Hãy dùng phương pháp hoá học phân biệt các chất trong mỗi nhóm sau:
a) Toluen, hept-1-en và heptan.
b) Etylbenzen, vinylbenzen và vinylaxetilen
a) - Dùng dung dịch KMnO4:
+ Chất làm mất màu thuốc tím ở điều kiện thường là hept-1-en
+ Chất làm mất màu thuốc tím khi đun nóng là toluen
+ Chất không làm mất màu thuốc tím cả khi đun nóng là heptan
b) - Dùng dung dịch KMnO4:
+ Các chất làm mất màu dd KMnO4 ở điều kiện thường là: vinybenzen và vinyl axetilen.
+ Chất không làm mất màu thuốc tím là etyl benzen
- Sau đó dùng AgNO3/NH3 để phân biệt vinybenzen và vinyl axetilen.
+ Chất nào có kết tủa vàng là vinyl axetilen, chất còn lại là vinybenzen.
Đốt cháy hoàn toàn 4,16g hỗn hợp X gồm RCOOH và RCOOC2H5 thu được 4,256l CO2 và 2,52g H2O. Mặt khác 2,08g hỗn hợp X phản ứng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được 0,46g ancol và m g muối. Tìm m?
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.