Hợp chất Crom
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: 1. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng. 2. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6. 3. CrO3 là oxit axit. 4. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam. Phát biểu nào sau đây sai?

Đáp án:
  • Câu A. 1 Đáp án đúng

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Giải thích:

Các phát biểu đúng: 2. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6. 3. CrO3 là oxit axit. 4. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam. Cr2O3 chỉ tan được trong NaOH đặc nóng. Cr2O3 + NaOH => NaCrO2 + H2O => Phát biểu 1 sai

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy nêu ví dụ về phản ứng phân hủy tạo ra: a) hai đơn chất. b) hai hợp chất. c) một đơn chất và một hợp chất.. Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu ví dụ về phản ứng phân hủy tạo ra:

a) hai đơn chất.

b) hai hợp chất.

c) một đơn chất và một hợp chất..

Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.


Đáp án:

Phản ứng phân hủy

a) Hai đơn chất: 2HgO→ 2Hg + O2 ;    H2S →H2 + S

b) Hai hợp chất: Cu(OH)2 → CuO+ H2O    CaCO3→ CaO + CO2

c) Một đơn chất và một hợp chất: 2KClO3 → 2KCl + 3O2

2KNO3 → 2KNO2 + O2

Ở a) và c) là phản ứng oxi hóa khử vì số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi;

Ở b) không phải phản ứng oxi hóa khử vì số oxi hóa không thay đổi.

Xem đáp án và giải thích
Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình đựng dung dịch HCl. Lập luận về các trường hợp có thể xảy ra và viết các phương trình phản ứng hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình đựng dung dịch HCl. Lập luận về các trường hợp có thể xảy ra và viết các phương trình phản ứng hóa học.


Đáp án:

3Fe + 2O2 → Fe3O4

Nếu oxi dư 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3

* Sản phẩm có Fe3O4 và có thể có Fe dư cho vào dung dịch HCl.

Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

* Nếu lượng O2 trong bình dư chất rắn sau phản ứng có Fe2O3 cho vào dung dịch HCl dư.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH và C­2H5COOH (tỉ lệ 5:1:1). Lấy 5,2 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suât phản ứng este hóa đều bằng 80%). Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH và C­2H5COOH (tỉ lệ 5:1:1). Lấy 5,2 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suât phản ứng este hóa đều bằng 80%). Tìm m?


Đáp án:

Coi hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH và C2H5COOH (tỉ lệ 5:1:1) thành RCOOH

M(RCOOH) = (46.5 + 60.1 + 74.1) : 7 = 52

=>M(R) = 7nX = 5,2 : 52 = 0,1 mol

PTPƯ: RCOOH + C2H5OH ⇆ RCOOC2H5 + H2O.

Do nX = 0,1 mol < nC2H5OH = 0,125 mol.

→ neste = 0,1. 0,8 = 0,08 (mol)

→ meste = 0,08. ( 7 + 44 + 29) = 6,4 gam.

Xem đáp án và giải thích
Kim loại tác dụng với phi kim
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trộn 60 gam bột sắt với 30 gam bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hòa tan A bằng dung dịch axit HCl dư được dung dịch B và khí C. Đốt cháy C cần V lít O2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V bằng

Đáp án:
  • Câu A. 1l lít

  • Câu B. 22 lít

  • Câu C. 33 lít

  • Câu D. 44 lit

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa, hãy cho biết vai trò các chất tham gia trong các phản ứng oxi hóa – khử sau: a) Cl2 + 2HBr → 2HCl + Br2. b) Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O. c) 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O. d) 2FeCl2 +Cl2 → 2FeCl3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa, hãy cho biết vai trò các chất tham gia trong các phản ứng oxi hóa – khử sau:

a) Cl2 + 2HBr → 2HCl + Br2.

b) Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O.

c) 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O.

d) 2FeCl2 +Cl2 → 2FeCl3.


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…