Theo số liệu ở SGK hóa 10. Hãy tính: a) Khối lượng (g) của nguyên tử nitơ (gồm 7 proton, 7 nơtron, 7 electron). b) Tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử nitơ so với khối lượng của toàn nguyên tử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo số liệu ở SGK hóa 10. Hãy tính:

a) Khối lượng (g) của nguyên tử nitơ (gồm 7 proton, 7 nơtron, 7 electron).

b) Tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử nitơ so với khối lượng của toàn nguyên tử.


Đáp án:

a) Khối lượng của nguyên tử nitơ:

Tổng khối lượng của electron: 7.9,1.10-28 = 63,7.10-28(gam)

Tổng khối lượng của proton: 7.1,67.10-24 = 11,69.10-27(gam)

Tổng khối lượng của nơtron: 7.1,675.10-24 = 11,725.10-24 (gam)

Khối lượng của nguyên tử nitơ:

mnguyên tử = tổng mp + tổng mn + tổng me = 23,42.10-24 g

b) Tỉ số khối lượng của electron so với khối lượng nguyên tử nitơ:

me/mnguyên tử = 3/1000

Từ kết quả trên, ta có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân nguyên tử.

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Điện phân 100ml dung dịch A chứa Cu2+, Na+; H+; SO42- có pH = 1, điện cực trơ. Sau một thời gian điện phân, rút điện cực ra khỏi dung dịch, thấy khối lượng dung dịch giảm 0,64 gam và dung dịch có màu xanh nhạt, thể tích dung dịch không đổi. Tính nồng độ H+ có trong dung dịch sau khi điện phân.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 100ml dung dịch A chứa Cu2+, Na+; H+; SO42- có pH = 1, điện cực trơ. Sau một thời gian điện phân, rút điện cực ra khỏi dung dịch, thấy khối lượng dung dịch giảm 0,64 gam và dung dịch có màu xanh nhạt, thể tích dung dịch không đổi. Tính nồng độ H+ có trong dung dịch sau khi điện phân.


Đáp án:

Dung dịch sau có màu xanh nhạt nghĩa là vẫn còn ít ion đồng → H+ chưa bị điện phân.

Gọi số mol Cu2+ điện phân là a (mol) còn số mol O2 tạo ra ở anot là b (mol).

Bảo toàn e suy ra: a = 2b

Khối lượng dung dịch giảm gồm khối lượng Cu và khối lượng khí oxi sinh ra nên:

64a + 32b = 0,64

Từ hai phương trình trên suy ra: b = 0,004 (mol); a =0,008 (mol).

nH+ lúc sau = nH+ ban đầu + nH+ tạo ra = 0,01 + 0,016 = 0,026 (mol)

⇒ CM = 0,0026:(100/1000) = 0,26M

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện 5 thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (b) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. (c) Cho Ba vào dung dịch CuSO4. (d) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4. (e) Cho dung dịch NH4NO2 vào dung dịch KOH. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện 5 thí nghiệm sau: 

(a) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(b) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

(c) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.

(d) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4

(e) Cho dung dịch NH4NO2 vào dung dịch KOH.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là 


Đáp án:

(a) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag.

(b) 3NH3 + AlCl3 + 3H2O  3NH4Cl + Al(OH)3.

(c) Ba + H2O + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2 + H2

(d) BaCO3 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O.

(e) NH4NO3 + KOH → KNO3 + NH3 + H2O. 

=> Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là 4.

Xem đáp án và giải thích
Ankadien
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất A là một ankadien liên hợp có mạch cacbon phân nhánh. Để đốt cháy hòan toàn 3,4 g A cần dùng vừa hết 7,84 lít O2 (đktc). Công thức phân tử và công thức cấu tạo lần lượt là:

Đáp án:
  • Câu A. C5H8; CH2=C(CH3)-CH=CH2.

  • Câu B. C6H10; CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2.

  • Câu C. C4H6; CH2=CH-CH=CH2.

  • Câu D. C5H8; CH2=CH-CH2-CH=CH2.

Xem đáp án và giải thích
Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH và 1,5a mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít khí CO2. Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của V là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH và 1,5a mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít khí CO2. Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của V là


Đáp án:

nHCl = 0,12; nCO2 = 0,09; nBaCO3 = 0,15

nCO2 < nBaCO3 nên HCl phản ứng hết.

nCO2 < nHCl —> X chứa (Na+, CO32-, HCO3-) hoặc (Na+, CO32-,  OH-).

Xét X chứa Na+, CO32-, HCO3-. Đặt u, v là số mol CO32- và HCO3- đã phản ứng:

nH+ = 2u + v = 0,12

nCO2 = u + v = 0,09

—> u = 0,03; v = 0,06

—> Mỗi phần X chứa CO32- (0,03k) và HCO3- (0,06k)

—> nBaCO3 = 0,03k + 0,06k = 0,15 —> k = 5/3

Vậy toàn bộ X chứa CO32- (0,1) và HCO3- (0,2), bảo toàn điện tích —> nNa+ = 0,4

Bảo toàn Na —> a + 2.1,5a = 0,4

Bảo toàn C —> V/22,4 + 1,5a = 0,1 + 0,2

—> V = 3,36 lít

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng thế: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2. Tính khối lượng của Al đã phản ứng với axit sunfuric (H2SO4), biết sau phản ứng thu được 1,68 lít khí (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng thế: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2. Tính khối lượng của Al đã phản ứng với axit sunfuric (H2SO4), biết sau phản ứng thu được 1,68 lít khí (đktc).


Đáp án:

Số mol H2 là: nH2 =0,075 mol

Phương trình hóa học:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

0,05 ← 0,075 (mol)

Khối lượng Al đã phản ứng là: mAl = nAl.MAl = 0,05.27 = 1,35 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…