Thay các chữ cái bằng các công thức hóa học thích hợp và hoàn thành các phản ứng sau:
A + H2SO4 → B + SO2 + H2O
B + NaOH → C + Na2SO4
C → D + H2O
D + H2 → A + H2O
A + E → Cu(NO3)2 + Ag
A: Cu
B: CuSO4
C: Cu(OH)2
D: CuO
E: AgNO3
Phương trình phản ứng hóa học:
Cu + 2H2SO4 → CuSO4+ SO2 + 2H2O
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
Cu(OH)2 --t0--> CuO + H2O
CuO + H2 --t0--> Cu + H2O
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Limonen là một chất có mùi thơm dịu được tách từ tinh dầu chanh. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy limonen được cấu tạo từ hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 88,235% về khối lượng. Tỉ khối hơi của limonen so với không khí gần bằng 4,69. Lập công thức phân tử của limonen.
Gọi công thức của limonen là CxHy
Ta có:
%H = 100% - %C = 100% - 88,235% = 11,765%
dlimonen/kk = 4,69 ⇒ Mlimonen = 4,69.29 = 136
Ta có:
⇒ x : y ≈ 5 : 8
⇒ công thức (C5H8)n
⇒ M(C5H8)n = MC + MH = n(12.5 + 8) = 68n = 136
⇒ n = 2
Công thức phân tử limonen là C10H16.
Đốt cháy hoàn toàn 27 gam Al trong khí oxi thu được Al2O3. Tính thể tích khí oxi (đktc) đã dùng trong phản ứng.
Số mol Al tham gia phản ứng là: nAl =1 mol
Phương trình hóa học: 4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3
Theo phương trình hóa học: Đốt cháy 4 mol Al cần 3 mol O2
Vậy đốt cháy 1 mol Al cần 0,75 mol O2
Thể tích khí oxi (đktc) đã dùng trong phản ứng:
VO2 = 22,4.nO2 = 22,4.0,75 = 16,8 lít
Đốt cháy hết 2,7g bột nhôm trong không khí thu được 5,1g nhôm oxit. Tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng?
3O2 + 4Al --t0--> 2Al2O3
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mAl + mO2 = mAl2O3
mO2 = 5,1-2,7 = 2,4g.
Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là gì? Những yêu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?
Sự dịch chuyển cân bằng hóa học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học là: nồng độ, áp suất và nhiệt độ
- Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học vì chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số cân bằng. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau nên có tác dụng làm cho phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng nhanh chóng hơn.
Cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 1,0M và Cu(NO3)2 0,75M ; Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,5m gam kết tủa gồm hai kim loại. Tìm m?
Cho bột Fe vào dung dịch chứa Ag+ và Cu2+, thu được kết tủa gồm 2 kim loại. Suy ra kết tủa gồm Ag, Cu, dung dịch có Fe2+, Cu2+ dư
Fe + 2Ag+ --> Fe2+ 2Ag
0,1 0,2 0,2
Fe + Cu2+ --> Fe2+ + Cu
x x x
m = 56(0,1 + x) & 2,5m = 0,2.108 + 64x
=> x = 0,1 (thoả mãn 0 < x < 0,15)
m = 11,2 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.