Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?


Đáp án:

Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước:

Cl2 + H2O  →  HCl  +  HClO

Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi được mùi clo.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kim loại tác dụng với oxi ở t0 thường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với O2 ở nhiệt độ thường

Đáp án:
  • Câu A. Ag

  • Câu B. Zn

  • Câu C. Al

  • Câu D. Fe

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng hết với lượng dư dung dịch Cu(NO3)2, thu được 12,8 gam Cu. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng hết với lượng dư dung dịch Cu(NO3)2, thu được 12,8 gam Cu. Giá trị của m là


Đáp án:

nFe = nCu = x

=> Sau phản ứng nCu = 2x = 0,2

=> x = 0,1

=> m = 12 gam

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tripeptit là hợp chất


Đáp án:
  • Câu A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit

  • Câu B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau

  • Câu C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau

  • Câu D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit

Xem đáp án và giải thích
Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau: Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào Pb(NO3)2, cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong dung dịch muối cadimi tăng thêm 0,47%, còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau: Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào Pb(NO3)2, cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong dung dịch muối cadimi tăng thêm 0,47%, còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng


Đáp án:

Gọi kim loại là M, khối lượng ban đầu là m(gam), khối lượng kim loại tham gia phản ứng là x(gam)

M + Cd(NO3)2 → M(NO3)2 + Cd (1)

Theo (1):

1 mol M(khối lượng M gam) → 1 mol Cd (112 gam) khối lượng tăng (112-A)gam

=> x gam A phản ứng → khối lượng tăng [(112-M).x] : M gam

%khối lượng tăng = {[(207-M).x] : M}: m x 100% = 0,47% (*)

M + Pb(NO3)2 → M(NO3)2 + Pb (2)

Theo (2)

1 mol M(khối lượng M gam) → 1 mol Pb(207 gam) khối lượng tăng (207- M)gam

=> x gam A phản ứng → khối lượng giảm [(207- M).x] : M gam

%khối lượng giảm = giảm {[(207- M).x] : M}: m x 100% = 1,42 % (**)

Từ (*) và (**) => (112 - M):(207- M) = 0,47 : 1,42 => M = 65 (M là Zn)

Xem đáp án và giải thích
Chảo, muỗng, dao đều được làm từ sắt. Vì sao chảo lại giòn ? Muỗng lại dẻo ? Còn dao lại sắc ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chảo, muỗng, dao đều được làm từ sắt. Vì sao chảo lại giòn ? Muỗng lại dẻo ? Còn dao lại sắc ?


Đáp án:

Chảo xào rau, môi và dao đều làm từ các hợp kim của sắt nhưng chúng lại không giống nhau.

Sắt dùng để làm chảo là “gang”. Gang có tính chất là rất cứng và giòn. Trong công nghiệp, người ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn, gọi là “đúc gang”.

Muỗngmúc canh được chế tạo bằng “thép non”. Thép non không giòn như gang nó dẻo hơn. Vì vậy người ta thường dùng búa để rèn, biến thép thành các đồ vật có h́nh dạng khác nhau.

Dao thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng “thép”. Thép vừa dẻo vừa dát mỏng được, có thể rèn, cắt gọt nên rất sắc.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…