Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?


Đáp án:

Trong không khí có oxi, hơi nước và các chất khác. Do tác dụng nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời, hơi nước, oxi và nước mưa (thường hòa tan khí CO2 tạo môi trường axit yếu) có phản ứng với sắt tạo thành một số hợp chất của sắt gọi là gỉ sắt. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng. Do đó để bảo vệ đồ dùng bằng sắt, người ta thường phủ lên đồ vật bằng sắt một lớp sơn, kim loại khác để ngăn không cho sắt tiếp xúc với nước, oxi không khí và một số chất khác trong môi trường.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thế nào là cacbon-12 (12C hay126C)? Hãy cho biết thành phần cấu tạo của nguyên tử cacbon-12.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là cacbon-12 ? Hãy cho biết thành phần cấu tạo của nguyên tử cacbon-12.



Đáp án:

Trong tự nhiên, nguyên tố cacbon có hai đồng vị : (1,1%). Chính đồng vị đã được chọn làm cơ sở để định nghĩa đơn vị khối lượng nguyên tử, được gọi là cacbon-12 hay .

Với Z = 6 và A = 12, nguyên tử  có 6 proton, 6 nơtron ở hạt nhân và
electron ở vỏ nguyên tử.

 




Xem đáp án và giải thích
Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit H2SO4. a) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc. b) Chất nào thừa sau phản ứng và thừa bao nhiêu gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit H2SO4.

   a) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.

   b) Chất nào thừa sau phản ứng và thừa bao nhiêu gì?


Đáp án:

nFe = 0,4 mol

nH2SO4 = 0,25 mol

Fe + H2SO4  --> FeSO4 + H2

0,4      0,25                           ? mol

=> Fe dư, H2SO4 hết.

a) Theo pt nH2 = nH2SO4 = 0,25 mol ⇒ VH2 = 0,25 .22,4 = 5,6 l

b) Sắt thừa sau phản ứng:

Theo pt nFe(pư) = nH2SO4 = 0,25 mol ⇒ mFe (pư) = 0,25 .56 = 14g

mFe (dư) = 22,4 - 14 =8,4 g

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau (nếu có): a. Glucozơ tác dụng với nước brom b. Fructozơ + H2 → (Ni, to) c. Fructozơ + [Ag(NH3)2]OH → d. Glucozơ + [Ag(NH3)2]OH →
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau (nếu có):

a. Glucozơ tác dụng với nước brom

b. Fructozơ + H2 → (Ni, to)

c. Fructozơ + [Ag(NH3)2]OH →

d. Glucozơ + [Ag(NH3)2]OH →


Đáp án:

a. CH2OH-(CHOH)4-CHO + Br2 + H2O → CH2OH–(CHOH)4-COOH + 2HBr

b. Fructozơ tác dụng với H2, xúc tác Ni

CH2OH-(CHOH)4-CHO  + H2 → (Ni, t0) CH2OH–(CHOH)4-CH2OH (Sobitol)

c. Fructozơ không tác dụng với [Ag(NH3)2]OH

d. Glucozơ tác dụng với [Ag(NH3)2]OH

C6H12O6 + 2[Ag(NH3)2]OH → 2Ag + H2+ 3NH3 + CH2OH(CHOH)4COONH4

Xem đáp án và giải thích
Lấy 34,2 gam gluxit X trộn với 65,8g dung dịch H2SO4 loãng (t0). Phản ứng kết thúc thu được 2 chất hữu cơ đồng phân A và B. Tìm công thức của X và nồng độ % của A trong dung dịch thu được 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy 34,2 gam gluxit X trộn với 65,8g dung dịch H2SO4 loãng (t0). Phản ứng kết thúc thu được 2 chất hữu cơ đồng phân A và B. Tìm công thức của X và nồng độ % của A trong dung dịch thu được 


Đáp án:

X -H2SO4→ A + B (đồng phân) ⇒ X là saccarozo C12H22O11

nA = nB = nX = 34,2/342 = 0,1 mol ⇒ mA = 180 g

⇒ %A = 18/(34,2+65,8) = 18%

Xem đáp án và giải thích
Tìm chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dẫn khí SO2 qua 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 aM thu được 21,7 g kết tủa, thêm tiếp dung dịch NaOH đến dư vào lại thu thêm 10,85 gam kết tủa nữa. Tính a

Đáp án:
  • Câu A. 0,75M

  • Câu B. 0,25M

  • Câu C. 0,5M

  • Câu D. 0,35M

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…