Câu A. Điện phân nóng chảy AlCl3.
Câu B. Điện phân dung dịch AlCl3.
Câu C. Cho kim loại Na vào dung dịch AlCl3.
Câu D. Điện phân nóng chảy Al2O3. Đáp án đúng
Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách: Điện phân nóng chảy Al2O3.
Viết các phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a) Propan tác dụng với clo (theo tỉ lệ 1:1) khi chiếu sáng.
b) Tách một phân tử hidro từ phân tử propan.
c) Đốt cháy hexan.
a/
b/
c/
Đốt cháy hoàn toàn 10 ml một este cần dùng hết 45 ml O2, thu được VCO2: VH2O = 4 : 3. Ngưng tụ sản phẩm cháy thấy thể tích giảm 30 ml. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Tìm công thức của este đó?
Ngưng tụ sản phẩm cháy thì thể tích giảm đi 30 ml. Đây chính là thể tích của nước.
Ta có VH2O = 30 ml suy ra VCO2= 40 ml
Đặt công thức của este X là CxHyOz
Phương trình đốt cháy:
CxHyOz + (x + y/4 – z/2) O2 → x CO2+ y/2 H2O
10 ml →10(x+ y/4-z/2) 10x 10.y/2 ml
Vậy VCO2 = 10x = 40 ml
=> x = 4.
VH2O = 10.y/2= 30
=> y = 6
VO2 = 10.(x + y/4 - z/2) = 45 ml
=> z = 2
Vậy công thức phân tử của este X là C4H6O2
Tại sao khi làm than để đun bếp người ta lại làm các lỗ rỗng (gọi là than tổ ong), hay khi cần đun bếp cho lửa cháy to thì chẻ nhỏ củi, trong khi cần cháy lâu, lửa nhỏ thì người ta lại dùng thanh củi lớn?
Phản ứng cháy của than và củi là phản ứng của chất rắn (than, củi) với chất khí (oxi trong không khí) là phản ứng dị thể. Nên để tăng tốc độ phản ứng cần tăng diện tích bề mặt. Để tăng khả năng cháy của than và củi người ta tăng diện tích bề mặt của than và củi, khi muốn thanh củi cháy chậm lại người ta dùng thanh củi to để giảm diện tích bề mặt.
Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau:
a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.
b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2
Viết những phương trình phản ứng hóa học.
a) Lấy một ít mỗi chất cho tác dụng với nước, sau đó đem lọc, nước lọc của các dung dịch này được thử bằng khí CO2 hoặc dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa trắng thì chất ban đầu là CaO, nếu không có kết tủa thì chất ban đầu là Na2O. Phương trình phản ứng :
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
Hoặc Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaOH
Na2O + H2O → 2NaOH
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.
b) Sục hai chất khí không màu vào hai ống nghiệm chứa nước vôi Ca(OH)2 trong. Ống nghiệm nào bị vẩn đục, thì khí ban đầu là CO2, khí còn lại là O2.
PTPỨ: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Dạng thù hình của nguyên tố là gì? Cho hai ví dụ.
– Dạng thù hình của nguyên tố là những đơn chất khác nhau do cùng một nguyên tố hóa học tạo nên.
– Một nguyên tố hóa học có thể tạo ra hai hay nhiều đơn chất. Ví dụ:
Cacbon có ba dạng thù hình: kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
Photpho có ba dạng thù hình: photpho trắng, photpho đỏ và photpho đen.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.