Phát biểu nào sau đây không đúng?
Câu A. Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hoá thành ion Cr2+.
Câu B. Crom(VI) oxit là oxit bazơ. Đáp án đúng
Câu C. Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
Câu D. Crom(III) oxit và crom(III) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính
B sai vì CrO3 là oxit axit.
A đúng vì CrO3 có tính oxi hóa rất mạnh nên C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3, đồng thời Cr2O3 bị khử thành Cr2O3.
C đúng vì Cr + 2HCl → CrCl2 + H2↑.
D đúng vì Cr2O3 và Cr(OH)3 nên chúng tan được trong cả axit và kiềm.
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A, ở hai chu kì lien tiếp, ZX < ZY và Y là nguyên tố thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số hạt proton, nơtron, electron trong X và Y là 156, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. X là gì?
X và Y là hai kim loại cùng nhóm A.
Y có nhiều hơn X là 8 hoặc 18 hoặc 32 electron.
Ta có: 2eY + 2eX + nX + nY = 156 (1)
2eY + 2eX - (nX + nY) = 36 (2)
Tính ra eY + eX = 48
Nếu eY - eX = 8 ⇒ eY = 28, eX = 20 (không thuộc 2 chu kì)(loại).
Nếu eY - eX = 18 ⇒ eY = 33, eX = 15
Vậy 2 nguyên tố này là As và P, cùng thuộc nhóm VA và thuộc 2 chu kì (nhận).
Nếu eY - eX = 32 ⇒ eY = 40, eX = 8 (không thuộc 2 chu kì liên tiếp) (loại).
Vậy X là photpho (P).
Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4, hiên tượng xảy ra là:
Câu A. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.
Câu B. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, kết tủa không tan.
Câu C. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
Câu D. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
Cho 34,2 gam mẫu saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu saccarozơ trên?
Giả sử có x gam mantozo ⇒ msaccarozo = 34,2 - x (g)
nAg = 2nmantozo ⇒ x = 0,342 gam
⇒ Độ tinh khiết là: (34,2-x)/34,2 = (34,2-0,342)/34,2 = 99%
Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X đun nhẹ được m gam Ag. Giá trị của m là
Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ
nglu = nFruc = nSac = 62,5 x 17,1% : 342 = 0,03125 mol
nAg = 2(nGlu + nFruc) = 0,125 mol ⇒ m = 13,5 g
Nhận định nào sau đây là đúng?
Câu A. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng.
Câu B. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế.
Câu C. Mọi xicloankan đều có khả năng tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng.
Câu D. Một số xicloankan có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.