Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. (b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen. (c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một. (d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2. (e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ. (f) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen. Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4 Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn đáp án D Các phát biểu đúng là: (a), (c), (d), (f) (a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Đúng. Andehit thể hiện tính khử trong phản ứng tráng bạc Thể hiện tính OXH trong phản ứng với H2 (b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen. Sai. Do ảnh hưởng của nhóm OH nên phenol tham gia phản ứng thế dễ hơn (c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một. Đúng. RCHO+ H2 (Ni)→RCH2OH (d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2. Đúng. 2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + 2H2O (e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ. Sai. Theo SGK phenol có tính axit nhưng rất yếu (không làm đổi màu quỳ) (f) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen. Đúng. C6H6 ---CH2=CH-CH3/H+---> C6H5CH(CH3)2 ---O2: kk, H2SO4---> C6H5OH + CH3COCH3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ở Việt Nam có những loại quặng sắt nào ? Viết công thức hoá học và cho biết địa điểm của những loại quặng đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ở Việt Nam có những loại quặng sắt nào ? Viết công thức hoá học và cho biết địa điểm của những loại quặng đó.


Đáp án:

Ở Việt Nam có loại quặng hematit (Fe2O3) ở Trại Cau, tỉnh Thái Nguyên.. Vì vậy, nước ta đã xây dựng khu công nghiệp gang - thép ở Thái Nguyên...

Xem đáp án và giải thích
polime
- Trắc nghiệm
Câu hỏi: Sản phẩm trùng hợp propen CH3 – CH = CH2 là

Đáp án:
  • Câu A. Poli Isopren

  • Câu B. Poli vinyl clorua

  • Câu C. Poli buta- 1,3- đien

  • Câu D. poli propen

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Tính chất tan có trong dung dịch Y?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Tính chất tan có trong dung dịch Y?


Đáp án:

Mg + 2H2SO4(đ) -to→ MgSO4 + SO2 ↑ +2H2O

2Fe + 6H2SO4(đ) -to→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O

Sau phản ứng Fe dư:

Fe dư + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

→ Chất tan có trong dung dịch Y gồm MgSO4 và FeSO4

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở chu kì 5, nhóm IVB.

Xem đáp án và giải thích
Vôi tôi và công dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy?

  1. Vôi tôi
  2. Giấm ăn
  3. Nước
  4. Muối ăn

Đáp án:
  • Câu A.

    1

  • Câu B.

    2

  • Câu C.

    3

  • Câu D.

    4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…