Câu A. 3 Đáp án đúng
Câu B. 2
Câu C. 4
Câu D. 5
Chọn A. (a) Sai, Hidro hóa glucozơ thu được soritol: HOCH2[CHOH]4CHO + H2→ HOCH2[CHOH]4CH2OH (b) Đúng, Trong dạ dày của các động vật nhai lại như trâu, bò… có chứa enzim xenlulaza có thể làm thủy phân xenlulozơ. (c) Sai, Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được dùng để làm thuốc súng. (d) Đúng, Do H2SO4 đặc có tính háo nước nên khi cho H2SO4 vào đường saccarozơ thì : C12(H2O)11 + H2SO4(đặc) → C(đen) + H2SO4.11H2O (e) Đúng, Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. Vậy có 3 phát biểu đúng là (b), (d) và (e)
Có ba chất gồm CO, HCl và SO2 đựng trong ba bình riêng biệt. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng chất khí. Viết các phương trình hóa học.
- Để cánh hoa hồng lên miệng từng ống nghiệm, ống nào làm nhạt màu cánh hoa hồng là SO2.
- Dẫn hai khí còn lại qua dung dịch AgNO3 nếu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng là khí HCl, nếu không thấy hiện tượng gì là CO.
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
Cho 22,34 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al, Cu vào lượng dư dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4, HNO3 đặc, nóng, sau phản ứng thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO, SO2 có tỉ khối với hidro là 23,5. Phần trăm khối lượng của Al trong X là
Giải
M (hh khí) = 47
Dùng phương pháp đường chéo => n NO = n SO2 = 0,2 mol
Al: a mol, Cu: b mol
→ 7a + 64b = 22,34
→ 3a+2b = 3nNO + 2n SO2 = 0,2.3 + 0,2.2 = 1
→ a = 0,14 và b = 0,29
→ %mAl = (27.0,14.100) : 22,34 = 16,92%
Có 4 kim loại là : Ca, Na, Fe và Al. Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hóa học và dẫn ra những phản ứng hóa học đã dùng.
* Hòa tan 4 kim loại vào nước thì Na, Ca tác dụng với nước:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2+ H2
Sục từ từ khí CO2 vào hai dung dịch thu được, dung dịch nào có kết tủa là Ca(OH)2: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
* Hai kim loại không tan trong nước đem hòa tan trong dung dịch kiềm, nhận ra nhôm do bị tan ra còn sắt thì không
2NaOH + 2Al + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
Không được dùng thêm một hoá chất nào khác, hãy nhận biết 5 lọ bị mất nhãn sau đây. KHCO3, NaHSO4, Mg(HCO3)2 , Na2CO3, Ba(HCO3)2.
KHCO3 | NaHSO4 | Mg(HCO3)2 | Na2CO3 | Ba(HCO3)2 | |
KHCO3 | x | Khí không màu | x | x | x |
NaHSO4 | Khí không màu | x | Khí không màu | Khí không màu | Khí không màu |
Mg(HCO3)2 | x | Khí không màu | x | x | kết tủa trắng |
Na2CO3 | x | Khí không màu | x | x | kết tủa trắng |
Ba(HCO3)2 | x | Khí không màu | kết tủa trắng | kết tủa trắng | x |
Trộn lần lượt các hoá chất theo cặp, lập bảng như hình. Suy ra:
KHCO3 1 lần tạo khí không màu.
NaHSO4 4 lần tạo khí không màu.
Na2CO3 1 lần tạo khí không màu, 2 lần tạo kết tủa trắng.
Còn lại 1 lần khí và 1 lần kết tủa trắng.
Cô cạn hai dung dịch còn lại rồi nung hoàn toàn. Hai chất rắn sau phản ứng cho vào dd Na2CO3. CaO tan tạo kết tủa, chất ban đầu là Ca(HCO3)2. Còn lại là Mg(HCO3)2.
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH
Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Số hạt nơtron trong nguyên tử R là bao nhiêu?
R nằm ở chu kỳ 3 nên lớp electron ngoài cùng là lớp thứ 3. Mặt khác, R thuộc phân nhóm chính nhóm VA nên nguyên tử R có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Vậy cấu hình lớp electron ngoài cùng của R là 3s23p3.
Cấu hình electron của R là 1s22s22p63s23p3
R thuộc nhóm V nên hóa trị cao nhất của R trong oxit là V. Công thức oxit là R2O5.
Theo giả thiết: %R = 43,66% nên 2R/5.16 = 43,66/56,34 ⇒ R = 31 (photpho).
Tổng số hạt electron = tổng số hạt proton = 15 (dựa vào cấu hình electron).
Tổng số hạt nơtron = 31 -15 = 16.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.