Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol

Đáp án:
  • Câu A. Glucozơ

  • Câu B. Metyl axetat

  • Câu C. Triolein Đáp án đúng

  • Câu D. Saccarozơ

Giải thích:

Chọn C. - Glucozơ, saccarozơ không tác dụng với NaOH. - Metyl axetat tác dụng với NaOH: CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH (ancol mrtylic) - Triolein tác dụng với NaOH: (C17H33COO)3C3H5 + NaOH → C17H33COONa + C3H5(OH)3 (glyxerol).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày tính chất hóa học của magie nitrat
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất hóa học của magie nitrat


Đáp án:

- Mang tính chất hóa học của muối

Bị phân hủy bởi nhiệt:

2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2

Tác dụng với muối

Mg(NO3)2 + Na2CO3 → 2NaNO3 + MgCO3

Tác dụng với dung dịch bazo

Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Este X có công thức phân tử là C5H8O2. Đun nóng 10,0 gam X trong 200 ml dung dịch NaOH 0,3M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,64 gam chất rắn khan. Xác định tên gọi của X?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Este X có công thức phân tử là C5H8O2. Đun nóng 10,0 gam X trong 200 ml dung dịch NaOH 0,3M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,64 gam chất rắn khan. Xác định tên gọi của X?


Đáp án:

nX = 0,1 mol; nNaOH = 0,06 mol → X dư

→ nchất rắn = nNaOH ( chất rắn chính là muối RCOONa )

→ MRCOONa = R + 67 = 94 → R = 27 (CH2=CH-)

→ X là CH2=CHCOOC2H5 ( etyl acrylat )

Xem đáp án và giải thích
Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH- trong dung dịch NaNO2 1,0M, biết rằng hằng số phân li bazơ của NO2- là Kb = 2,5.10-11.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH- trong dung dịch NaNO2 1,0M, biết rằng hằng số phân li bazơ của NO2- là Kb = 2,5.10-11.


Đáp án:

                                    NaNO2            ---> Na+           +           NO2-

                                           1                          1                              1

                                   NO2-                +          H2O                <--> HNO2        +          OH-

Trước pu:                       1

Phản ứng:                      x                                                                    x                             x

Sau pu:                       1 - x                                                                  x                             x

Ta có: Kb = (x.x)/(1-x) = 2,5.10-11

Vì x << 1 ⇒ (1 – x) ≈ 1

⇒ x.x = 2,5.10-11 = 25.10-12 ⇒ x = 5.10-6

Ta có: [OH-][H+] = 10-14

=> [H+] = 2.10-9  mol/lít

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Những nguyên tố halogen thuộc nhóm nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những nguyên tố halogen thuộc nhóm nào?


Đáp án:

Những nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử của các nguyên tố sau đây: K và Cl, Na và O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử của các nguyên tố sau đây: K và Cl, Na và O.


Đáp án:

Phân tử KCl

- Khi nguyên tử K và Cl gặp nhau, xảy ra: Nguyên tử K cho nguyên tử Cl 1 electron trở thành K+. (K -> K+ + 1e)

- Nguyên tử Cl nhận 1 electron của K để biến thể thành ion Cl- (Cl + le -> Cl-)

Phân tử Na2O

- Khi nguyên tử Na và O gặp nhau, xảy ra: Hai nguyên tử Na cho nguyên tử O là 2 electron và trở thành: 2Na+ (2Na -> 2Na+ + 2e)

- Nguyên tử O nhận 2 electron của 2 nguyên tử Na trở thành O2- (O + 2e -> O2-)

Các ion trái dấu hút nhau tạo thành phân tử ion Na2O:

2Na + O -> 2Na+ + O2- -> Na2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…