Phần trăm khối lượng
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là

Đáp án:
  • Câu A. 55,24%.

  • Câu B. 54,54%.

  • Câu C. 45,98%. Đáp án đúng

  • Câu D. 64,59%.

Giải thích:

Gọi số mol Ala-K(C3H6O2NK) và Val-K(C5H10O2NK) là x và y mol Khi đốt cháy : nN(muối) = x + y = 2nN2 = 0,22 mol => nN(muối) = nK = 2nK2CO3 => nK2CO3 = 0,11 mol Mặt khác ta thấy số H gấp đôi số C trong muối hữu cơ => nC = ½ nH => nCO2 + nK2CO3 = nH2O . Có mCO2 + mH2O = 50,96g => nCO2 = 0,79 mol ; nH2O = 0,9 mol Bảo toàn Oxi : 2nmuối aminoaxit + 2nO2 = 3nK2CO3 + 2nCO2 + nH2O => nO2 = 1,185 mol Ta có : nC = 3x + 5y = nK2CO3 + nCO2 = 0,9 mol => x= 0,1 mol ; y = 0,12 mol => m + 11,42 = 0,1.127 + 0,12.155 => m = 19,88g Giả sử trong M có : x mol X ( a nhóm Val ; (4-a) nhóm Ala) y mol Y (b nhóm Val ; (5-b) nhóm Ala) => nN = 4x + 5y = 2nN2 = 0,22 mol (*) Khi phản ứng thủy phân : +/ tetrapeptit + 4KOH --> muối + H2O +/ Pentapeptit + 5KOH --> muối + H2O =>Bảo toàn khối lượng : mmuối – mpeptit = mKOH – mH2O => 11,42 = 4.56x – 18x + 5.56y – 18y (**) Từ (*) và (**) => x = 0,03 mol ; y = 0,02 mol Có nVal = ax + by = 0,12 mol => 3a + 2b = 12 => a = 2 ; b = 3 hoặc a = 4 ; b = 0 thỏa mãn +/ TH1 : Y là (Ala)2(Val)3 => %mY(M) = 45,98% Có đáp án C thỏa mãn => Không cần xét TH2 nữa =>C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 2 gam. (Giả sử đồng sinh ra đều bám vào thanh sắt) a. Xác định lượng Cu sinh ra. b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sắt(II) sunfat tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 2 gam. (Giả sử đồng sinh ra đều bám vào thanh sắt)

a. Xác định lượng Cu sinh ra. 

b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sắt(II) sunfat tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.


Đáp án:

Do sắt đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học của kim loại ⇒Sắt có thể đẩy đồng ra khỏi dung dịch muôi.

Đặt:    nFe = x mol

Phương trình phản ứng hóa học:

 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

 x                            x         x      mol

mthanh sắt tăng = mCu sinh ra – mFe phản ứng = 64x – 56x= 2g ⇒ x = 0,25

a/ mCu sinh ra    = 0,25.64 = 16g

b/ nFeSO4 = x = 0,25 mol 

⇒ CM(ddFeSO4)  = 0,25 : 0,4 = 0,625M      

Xem đáp án và giải thích
Có một hỗn hợp gồm 3 muối NH4HCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2. Khi nung 48,8 gam hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi thu được 16,2 gam bã rắn. Cho bã rắn đó vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí (đktc). Xác định thành phần phần trăm của các muối trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một hỗn hợp gồm 3 muối NH4HCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2. Khi nung 48,8 gam hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi thu được 16,2 gam bã rắn. Cho bã rắn đó vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí (đktc). Xác định thành phần phần trăm của các muối trong hỗn hợp.



Đáp án:

Các phản ứng phân hủy muối khi nung : 

NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2

a

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O.

b

Ca(HCO3)2 → CaO + 2CO2 + H2O

c

Bã rắn thu được sau khi nung gồm Na2CO3 và CaO, chúng tan trong dung dịch HCl dư theo các phương trình hoá học :
 (4)

 (5)

Theo (4) :

= 0,1 (mol), hay 106.0,1 = 10,6 (g)

Theo (2) :

= 2.0,1 =0,2 (mol), hay 84.0,2 = 16,8 (g) NaHCO3.

Số mol CaO có trong bã rắn : ( = 0,1 (mol).

Theo (3):

 = 0,1 (mol), hay 162.0,1 = 16,2 (g) Ca(HCO3)2.

Khối lượng NH4HCO3 có trong hỗn hợp : 48,8 - (16,8 + 16,2) = 15,8 (g).

Thành phần phần trăm của hỗn hợp muối : 






Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 8,82 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40 ml dung dịch Br2 1M. Tìm hai axit béo?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 8,82 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40 ml dung dịch Br2 1M. Tìm hai axit béo?


Đáp án:

nCO2 = 0,55 mol; nH2O = 0,49 mol → πC-C + 3 = (0,55-0,49)/a + 1 (1)

nπC-C = a.πC-C = nBr2 = 0,04 mol (2)

(1) và (2) → a = 0,01 → πC-C = 4 và C = 0,55/0,01 = 55

→ axit panmitic và axit linoleic.

Xem đáp án và giải thích
Kim loại tác dụng với phi kim
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trộn 60 gam bột sắt với 30 gam bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hòa tan A bằng dung dịch axit HCl dư được dung dịch B và khí C. Đốt cháy C cần V lít O2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V bằng

Đáp án:
  • Câu A. 1l lít

  • Câu B. 22 lít

  • Câu C. 33 lít

  • Câu D. 44 lit

Xem đáp án và giải thích
Một hợp chất có tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố Ca : N : O lần lượt là 10 : 7 : 24. Xác định công thức hóa học của hợp chất biết N và O hình thành nhóm nguyên tử, và trong nhóm tỉ lệ số nguyên tử của N : O = 1 : 3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một hợp chất có tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố Ca : N : O lần lượt là 10 : 7 : 24. Xác định công thức hóa học của hợp chất biết N và O hình thành nhóm nguyên tử, và trong nhóm tỉ lệ số nguyên tử của N : O = 1 : 3.


Đáp án:

Gọi công thức hóa học của hợp chất cần tìm là CaxNyOz

Ta có: x:y:z = 10/40 : 7/14:24/16 = 0,25:0,5:1,5 => x:y:z = 1:2:6

Vì trong nhóm nguyên tử, tỉ lệ số nguyên tử N:O = 1:3

Ta có nhóm (NO3)n và 3.n = 6 => n = 2

Vậy công thức của hợp chất là Ca(NO3)2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…