Phần trăm khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 50,0 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu và Mg vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng được 2,24 lít H2 (đktc) và còn lại 18,0 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là.

Đáp án:
  • Câu A. 46,4%. Đáp án đúng

  • Câu B. 59,2%.

  • Câu C. 52,9%.

  • Câu D. 25,92%

Giải thích:

Chọn A. - Khi cho 50 gam X tác dụng với HCl dư, ta có hệ sau : + 64nCu + 232nFe3O4 + 24nMg = mX - m(rắn khan không tan) = 32 ; + BT e → 2nCu - 2nFe3O4 + 2nMg = 2nH2 = 0,2; + nFe3O4 = nCu ; => nCu = 0,1 mol; nFe3O4= 0,1 mol và nMg = 0,1 mol. => %mFe3O4 = 46,4%.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nếu lấy một sợi dây gạt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa nhuộm màu xanh lá mạ, sau đó ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi dây đồng đang nóng vào dây điện rồi đốt thì thấy ngọn lửa lại nhuộm màu xanh lá mạ. Hãy dự đoán nguyên nhân của hiện tượng và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nếu lấy một sợi dây gạt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa nhuộm màu xanh lá mạ, sau đó ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi dây đồng đang nóng vào dây điện rồi đốt thì thấy ngọn lửa lại nhuộm màu xanh lá mạ. Hãy dự đoán nguyên nhân của hiện tượng và giải thích.


Đáp án:

Theo sách hương dẫn giáo viên: màu xanh lá mạ là so CuCl2 phân tán vào ngọn lửa. sự hình thành CuCl2 được giải thích như sau:

- PVC cháy tạo HCl

- Cu bị đốt sinh ra CuO

- Tương tác giữa HCl và CuO tạo ra CuCl2: CuO+2HCl→CuCl2+H2O

Tuy nhiên ở đây dây đồng đã gọt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi trên ngọn lửa đèn cồn PVC có còn đâu mà cháy tạo ra HCl.

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrat. Khí X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrat. Khí X là gì?


Đáp án:

Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrat. Khí X là 

N2.

 

Xem đáp án và giải thích
Vì sao gạo nếp lại dẻo ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao gạo nếp lại dẻo ?


Đáp án:

Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopection nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không ta, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80% amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc…. rất dẻo, dẻo tới mức dính.

Xem đáp án và giải thích
Các ứng dụng của magie oxit là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các ứng dụng của magie oxit là gì?


Đáp án:

Hầu hết Mg(OH)2 được sản xuất công nghiệp, cũng như một lượng nhỏ được khai thác, được chuyển hóa thành magie oxit (MgO). Magie oxit có giá trị vì nó vừa là một chất dẫn điện kém và cũng là một chất dẫn nhiệt tuyệt vời.

Xem đáp án và giải thích
Phenol và hợp chất của phenol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chỉ ra số câu đúng trong các câu sau: (1). Phenol, axit axetic, CO2 đều phản ứng được với NaOH. (2). Phenol, ancol etylic không phản ứng với NaHCO3 (3). CO2, và axit axetic phản ứng được với natriphenolat và dd natri etylat (4). Phenol, ancol etylic, và CO2 không phản ứng với dd natri axetat (5). HCl phản ứng với dd natri axetat, natri p-crezolat

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…