Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau: a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O. b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2 Viết những phương trình phản ứng hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau:

a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.

b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2

Viết những phương trình phản ứng hóa học.


Đáp án:

a) Lấy một ít mỗi chất cho tác dụng với nước, sau đó đem lọc, nước lọc của các dung dịch này được thử bằng khí CO2 hoặc dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa trắng thì chất ban đầu là CaO, nếu không có kết tủa thì chất ban đầu là Na2O. Phương trình phản ứng :

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O

Hoặc Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaOH

Na2O + H2O → 2NaOH

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.

b) Sục hai chất khí không màu vào hai ống nghiệm chứa nước vôi Ca(OH)2 trong. Ống nghiệm nào bị vẩn đục, thì khí ban đầu là CO2, khí còn lại là O2.

PTPỨ: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dung dịch X chứa các ion : Ca2+ ,Na+ , HCO3- và Cl , trong đó số mol của Cl- là 0,1. cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X chứa các ion : Ca2+ ,Na+ , HCO3- và Cl , trong đó số mol của Cl- là 0,1. cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Tìm m?


Đáp án:

1/2 dung dịch X: n↓phần 1 = 0,02 < n↓phần 2 = 0,03

phần 1: Ca2+ kết tủa hết, CO32- dư ⇒ nCa2+ (trong X) = 0,02. 2 = 0,04mol

Bảo toàn C: nHCO3- = n↓phần 2 = 0,03 ⇒ nHCO3- (trong X) = 0,06 mol

Bảo toàn điện tích ⇒ nNa+ = 0,08

Đun sôi X: 2HCO3- -to→ CO32- + CO2 + H2O

nCO32- = 1/2. nHCO3- = 0,03 mol

m = mNa+ + mCa2+ + mCO32- + mCl-

m = 0,08.23 + 0,04.40 + 0,03.60 + 0,1.35,5 = 8,79 gam

Xem đáp án và giải thích
Ngâm bột sắt dư trong 10ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B. a) Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng. b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm bột sắt dư trong 10ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.

a) Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.

b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.


Đáp án:

a) nCuSO4 = CM .V = 1. 0,01 = 0,01 (mol)

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1)

Chất rắn A gồm sắt dư và đồng, dung dịch B là FeSO4.

nCu = nCuSO4 = 0,01 mol

PTHH cho A + dd HCl:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑ (2)

Cu + HCl → không phản ứng.

Khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng với HCl chỉ có Cu

mCu = 0,01 x 64 = 0,64g.

b) Dung dịch B chỉ có FeSO4:

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + Na2SO4 ( 3)

Theo pt (1) nFeSO4 = nCuSO4 = 0,01 mol

Theo pt (3) nNaOH = 2. nFeSO4 = 2. 0,01 = 0,02 mol

VNaOH = 0,02/1 = 0,02 l

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm alanine và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m+73) gam muối. Giá trị của m là:
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Hỗn hợp X gồm alanine và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m+73) gam muối. Giá trị của m là:


Đáp án:

Gọi số mol nAla = a và nGlu = b

*Tác dụng với HCl: BTKL mHCl = m muối - mX = 71 gam

nHCl = nAla + nGlu => a + b = 1 (1)

*Tác dụng với NaOH:

Ala → Ala-Na m tăng = 23 - 1 = 22 (g)

a → 22a gam

Glu → Glu-Na2  mtăng = 23.2 - 2 = 44 (g)

b → 44b gam

=> mmuối tăng = 22a + 44b = 61,6 (2)

Giải (1) và (2) được a = 1,2 và b = 0,8

=> m = 1,2.89 + 0,8.147 = 224,4 (g)

Xem đáp án và giải thích
M là kim loại thuộc nhóm IIA.Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lit hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với khí hiđro là 11,5. 1. Tìm kim loại M 2. Tính % thể tích các khí trong A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

M là kim loại thuộc nhóm IIA.Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lit hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với khí hiđro là 11,5.

1. Tìm kim loại M

2. Tính % thể tích các khí trong A.


Đáp án:

Gọi số mol các chất trong hỗn hợp đầu: M = a mol; MCO3 = b mol.

M + 2HCl → MCl2 + H2 (1)

a                              a (mol)

MCO3 + 2HCl → MCl2 + CO2 + H2O (2)

b                                      b (mol)

Số mol H2 = 4,48/22,4 = 0,2 nên: a + b = 0,2 (3)

MA = 11,52 .2 = 23 nên hay 2a + 44b = 4,6 (4)

Theo bài: Ma + (M + 60)b = 10,8 (5)

Từ (3), (4), (5) ta tìm được: a = 0,1 mol; b = 0,1 mol; M = 24 (Mg).

%VH2 = 50%; %VCO2 = 50%.

Xem đáp án và giải thích
Ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hoạt động
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hoạt động?


Đáp án:

Ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hoạt động do  phân tử nitơ có liên kết ba khá bền.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…