Phân biệt các dung dịch muối sau: FeCl3, FeCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl và NH4Cl. 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt các dung dịch muối sau: FeCl3, FeCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl và NH4Cl. 


Đáp án:

Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Nhỏ dung dịch KOH từ từ cho đến dư vào các mẫu thử:

- Mẫu nào xuất hiện kết tủa nâu => là dung dich FeCl3.

FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl

- Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng dần hóa nâu đung dịch FeCl2.

FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl

- Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng => dung dịch MgCl2.

MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl

- Mẫu nào không có hiện tượng nào xảy ra => dung dịch NaCl.

- Mẫu nào xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần khi dư dung dịch KOH

=> dung dịch AlCl3.

AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3 + 3KCl

Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]

- Mẫu nào có khí mùi khai bay ra => dung dịch NH4Cl.

KOH + NH4Cl → KCl + NH3 + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tăng giảm khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho m gam bột Zn vào 500ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m =?gam


Đáp án:
  • Câu A.

    20,80

  • Câu B.

    22,25

  • Câu C.

    16,50

  • Câu D.

    18,25

Xem đáp án và giải thích
Biểu thức liên hệ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chia m gam Al thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2 - Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là:

Đáp án:
  • Câu A. x = 2y

  • Câu B. y = 2x

  • Câu C. x = 4y

  • Câu D. x = y

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại có cấu tạo như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại có cấu tạo như thế nào?


Đáp án:

      • Cấu tạo của nguyên tử kim loại.

+ Có số electron hóa trị ít.

+ Trong cùng một chu kì các nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tố phi kim trong cùng chu kì.

      • Cấu tạo tinh thể kim loại.

+ Kim loại có cấu tạo tinh thể, tinh thể kim loại có cấu tạo mạng.

+ Có 3 loại kiểu mạng tinh thể phổ biến là: Mạng tinh thể luc phương, mạng tinh thể lập phương tâm diện, mạng tinh thể lập phương tâm khối.

Xem đáp án và giải thích
Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng khí sau : O2, N2, H2S và Cl2. Hãy phân biệt mỗi lọ đựng khí trên bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng khí sau : 

Hãy phân biệt mỗi lọ đựng khí trên bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học (nếu có).





Đáp án:

- Dùng tàn đóm để nhận ra khí oxi

- Dùng giấy tẩm  để nhận ra  do tạo thành kết tủa đen :

    

- Dùng giấy màu ẩm để nhận biết khí clo do bị mất màu.

- Lọ còn lại là khí nitơ.




Xem đáp án và giải thích
Muối cacbonat, bicacbonat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hoà tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH và NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là

Đáp án:
  • Câu A. 7

  • Câu B. 6

  • Câu C. 5

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…