Nước cứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nước có chứa các ion : Ca2+, Mg2+, HCO3-, SO42- và Cl- gọi là :

Đáp án:
  • Câu A. Nước có tính cứng vĩnh cửu

  • Câu B. Nước có tính cứng toàn phần Đáp án đúng

  • Câu C. Nước mềm

  • Câu D. Nước có tính cứng tạm thời

Giải thích:

Chọn B. - Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên được gọi là nước mềm. - Nước cứng tạm thời: Tính cứng tạm thời của nước cứng là do các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 gây ra: - Nước cứng vĩnh cửu: Tính cứng vĩnh cửu của nước là do các muối CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4 gây ra,gọi là vĩnh cữu vì khi đun nóng muối đó sẽ không phân hủy - Nước có tính cứng toàn phần: Là nước có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu. Vậy Nước có chứa các ion : Ca2+, Mg2+, HCO3-, SO4(2-) và Cl- gọi là nước cứng toàn phần.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đun hợp chất A với H2O ( có axit vô cơ làm xúc tác ) được axit hữu cơ B và ancol D. Tỉ khối hơi của B so với nitơ là 2,57. Cho hơi ancol D đi qua ống đun nóng đựng bột đồng thì sinh ra hợp chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Để đốt cháy hoàn toàn 2,8 g chất A phải dùng hết 3,92 lít khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm có khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ số mol bằng 3: 2. a) Cho biết A và E thuộc những loại hợp chất nào? b) Xác định công thức cấu tạo của B. c) Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của A biết D là ancol đơn chức.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun hợp chất A với H2O ( có axit vô cơ làm xúc tác ) được axit hữu cơ B và ancol D. Tỉ khối hơi của B so với nitơ là 2,57. Cho hơi ancol D đi qua ống đun nóng đựng bột đồng thì sinh ra hợp chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Để đốt cháy hoàn toàn 2,8 g chất A phải dùng hết 3,92 lít khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm có khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ số mol bằng 3: 2.

a) Cho biết A và E thuộc những loại hợp chất nào?

b) Xác định công thức cấu tạo của B.

c) Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của A biết D là ancol đơn chức.





Đáp án:

a) A là este, E là andehit.

b) MB = 28.2,57 = 72 (g/mol).

vì khối lượng 2 nhóm COOH là 90 nên phân tử B chỉ có một nhóm COOH.

Đặt công thức của B là RCOOH

MB = M+ 45 = 72  MR= 27, vậy R là C2H3.

Công thức cấu tạo của B: 

c) nO2= 0,175 mol mO2= 5,6 g

Theo định luật bảo toàn khối lượng có :

 (g)

mCO2/mH2O = (3.44)/(2.18) = 11/3

mCO2=6,6gmC=1,8g

mH2O=1,8gmH=0,2g

mO=2,81,80,2=0,8(g)


Đặt công thức phân tử của A là CxHyOz , ta có tỉ lệ :

x : y : z  = 3 : 4 : 1

Công thức đơn giản nhất của A là C3H4O. Công thức phân tử của A là C6H8O2

Công thức cấu tạo của A: CH2=CHCOOCH2CH=CH2 (anlyl acrylat)




 

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định chất dựa vào chuỗi chuyển hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozo → X → Y→ CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là


Đáp án:
  • Câu A. CH3CHO và CH3CH2OH

  • Câu B. CH3CH2OH và CH3CHO

  • Câu C. CH3CH2OH và CH2=CH2

  • Câu D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO

Xem đáp án và giải thích
X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)


Đáp án:
  • Câu A. Fe, Cu.

  • Câu B. Cu, Fe.

  • Câu C. Ag, Mg.

  • Câu D. Mg, Ag.

Xem đáp án và giải thích
Băng phiến ( long não) có khả năng diệt côn trùng, mối mọt,... là do
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Băng phiến ( long não) có khả năng diệt côn trùng, mối mọt,... là do gì?


Đáp án:

Băng phiến ( long não) có khả năng diệt côn trùng, mối mọt,... là do các tinh thể băng phiến hóa hơi, các tinh thể tách rời khỏi mạng tinh thể và khuếch tán vào không khí có mùi xua đuổi côn trùng.

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít SO2 (đktc). Hãy xác định khối lượng của hỗn hợp X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nung nóng 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít SO2 (đktc). Hãy xác định khối lượng của hỗn hợp X.


Đáp án:

Áp dụng bảo toàn electron cho các quá trình oxi hóa và khử tổng hợp từ các giai đoạn của các phản ứng.

Ta có: nFe = 16,8/56 = 0,3(mol); nSO2 = 5,6/22,5 = 0,25(mol)

    Theo bảo toàn electron ta có: 4a + 0,5 = 0,9 ⇒ a = 0,1(mol)

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mX = mFe + mO2 = 16,8 + 32a = 16,8 + 32.0,1 = 20(gam)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…