Nung 52,65 g CaCO3 ở 100oC và cho toàn bộ lượng khí thoát ra hấp thụ hết vào 500,0 ml dung dịch NaOH 1,800M. Hỏi thu được những muối nào? Khối lượng là bao nhiêu? Biết rằng hiệu suất phản ứng nhiệt phân CaCO3 là 95%.
nCaCO3 = 0,5265 (mol)
nNaOH = 1,8.0,5 = 0,9(mol)
CaCO3 → CaO + CO2
Từ phương trình suy ra:
nCO2 = nCaCO3 = 0,5265 (mol)
Do hiệu suất phản ứng là 95% nên
⇒ nCO2 thực tế = 95%.0,5265 = 0,500175 (mol)
⇒ Tạo ra hỗn hợp 2 muối
Ta có hệ PT: x + y = 0,500175 và 2x + y = 0,9
=> x = 0,399825; y = 0,10035
⇒ mNa2CO3 = 0,399825.106 = 42,378 gam
mNaHCO3 = 0,10035.84 = 8,43 gam
Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin (còn 11% tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được 1 tấn xà phòng chứa 72% khối lượng natri stearate.
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
=> x = (890.720) : 912 = 702,63 kg
Khối lượng chất béo là: 702,63.(100/89) = 789,47(kg)
Ta có: ne = (It) : F = 0,1 mol
Catot:
Fe3+ + 1e --> Fe2+
Anot:
2Cl- --> Cl2 + 2e
=> nCl2 = 0,05 mol
=> m giảm = mCl2 = 3,55g
Hai hợp chất hữu cơ nào sau đây là đồng phân của nhau?
Câu A. amilozơ và amilopectin.
Câu B. anilin và alanin.
Câu C. vinyl axetat và metyl acrylat.
Câu D. etyl aminoaxetat và alpha-aminopropionic.
Hãy cho biết thành phần các nguyên tố và ứng dụng của:
a. Gang và thép.
b. Gang xám và gang trắng.
c. Thép thường và thép đặc biệt.
Gang và thép
Gang là hợp kim của sắt với cacbon (2-5%) và một số nguyên tố khác như Si (1 -4%), Mn (0,3-5%), P (0,1 -2%), S (0,01 -1 %).
Gang trắng được dùng để luyện thép. Gang xám được dùng đế đúc các bộ phận của máy, ống dẫn nước, hàng rào, cánh cửa...vv...
Thép là hợp kim của sắt với cacbon (0,01-2%) với một lượng rất nhỏ Si, Mn.
Về tính chất hoá học, crom giống và khác với nhôm như thế nào ?
Tính chất hóa học của Al và Cr:
* Giống nhau: - Đều phản ứng với phi kim, HCl, H2SO4 (l)
- Đều có màng oxit bảo vệ bền trong không khí và thực tế là không phản ứng với nước
- Đều bị thụ động trong HNO3, H2SO4 (đ, nguội)
* Khác nhau: nhôm chỉ có một trạng thái số oxi hóa là +3 còn crom có nhiều trạng thái số oxi hóa, khi phản ứng với HCl, H2SO4 (l) cho hợp chất Al(III) còn Cr(II)
- Nhôm có tính khử mạnh hơn nên nhôm khử được crom(III)oxit.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.