Amino Acid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Propan-2-amin là amin bậc 1. Đáp án đúng

  • Câu B. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH có tên bán hệ thống là axit α-aminoglutamic.

  • Câu C. (CH3)2CH-NH-CH3 có tên thay thế là N-meyl-propan-2-amin.

  • Câu D. Triolein có công thức phân tử là C57H106O6.

Giải thích:

Chọn A A. Đúng, Cấu tạo của propan-2-amin: CH3-CH(NH2)-CH3 → đây là amin bậc 1. B. Sai, HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH có tên bán hệ thống là axit α-aminoglutaric. C. Sai, (CH3)2CH-NH-CH3 có tên thay thế là N-metylpropan-2-amin. Lưu ý: Khi gọi tên một hợp chất hữu cơ giữa chữ và chữ sẽ không có dấu “ - ” ; giữa số và chữ sẽ có dấu “ - ” ; giữa số và số sẽ có dấu “ , ”. D. Sai, Triolein có công thức phân tử là C57H104O6.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho sơ đồ phản ứng sau: FeaOb + HCl → FeClc + H2O Cho biết Fe có hóa trị III, hãy xác định a, b, c và cân bằng phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho sơ đồ phản ứng sau:

FeaOb + HCl → FeClc + H2O

Cho biết Fe có hóa trị III, hãy xác định a, b, c và cân bằng phương trình hóa học.


Đáp án:

- Sắt có hóa trị III, vậy oxit của sắt là Fe2O3, muối sắt là FeCl3

⇒ a = 2; b = 3 và c = 3.

- Cân bằng phương trình:

Sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O

Vế trái có 2 nguyên tử Fe, để số nguyên tử Fe ở hai vế bằng nhau thêm 2 vào trước FeCl3.

Fe2O3 + HCl → 2FeCl3 + H2O

Khi đó vế phải có 6 nguyên tử Cl, để số Cl ở hai vế bằng nhau thêm 6 vào trước HCl.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + H2O

Cuối cùng thêm 3 vào trước H2O để số nguyên tử H ở hai vế bằng nhau.

Vậy phương trình hóa học là:

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Xem đáp án và giải thích
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dẫn khí clorua qua dung dịch muối II sunfat, hãy cho biết sản phẩm được tạo thành

Đáp án:
  • Câu A. Fe2(SO4)3

  • Câu B. FeCl3

  • Câu C. FeCl2; Fe2(SO4)3

  • Câu D. Fe2(SO4)3; FeCl3

Xem đáp án và giải thích
Để 3,64 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 4,6 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X cần 200 ml dung dịch HNO3 xM, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy giá trị của x là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để 3,64 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 4,6 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X cần 200 ml dung dịch HNO3 xM, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy giá trị của x là


Đáp án:

Giải

Ta có: nFe = 3,64 : 56 = 0,065 mol

Quy đổi hỗn hợp X thành Fe và O

Ta có mO = mX – mFe = 4,6 – 3,64 = 0,96 gam

=>nO = 0,96 : 16 = 0,06 mol

Khi cho X tan trong HNO3 ta có Fe2+ ; Fe3+ 

Gọi số mol của Fe2+: a mol; Fe3+: b mol

Ta có: a + b = 0,065 mol (1)

Ta có: nNO = 0,02 mol

BT e : ta có  2a + 3b = 2nO + 3nNO

=>2a + 3b = 2.0,06 + 3.0,02 = 0,18 (2)

Từ (1), (2) => a = 0,015 mol ; b = 0,05 mol

=>nHNO3 = 2nFe(NO3)2 + 3nFe(NO3)3 + nNO = 2.0,015 + 0,05.3 + 0,02 = 0,2

=> CM = 0,2 : 0,2 = 1M

Xem đáp án và giải thích
Bảng dưới đây cho biết giá trị pH của dung dịch một số chất Dung dịch A B C D E pH 13 3 1 7 8 a) Hãy dự đoán trong các dung dịch ở trên : Dung dịch nào có thể là axit như HCl, H2SO4 Dung dịch nào có thể là bazơ như NaOH, Ca(OH)2. Dung dịch nào có thể là đường, muối NaCl, nước cất. Dung dịch nào có thể là axit axetic (có trong giấm ăn). Dung dịch nào có tính bazơ yếu, như NaHCO3. b) Hãy cho biết : 1. Dung dịch nào có phản ứng với Mg, với NaOH. 2. Dung dịch nào có phản ứng với dung dịch HCl. 3. Những dung dịch nào trộn với nhau từng đôi một sẽ xảy ra phản ứng hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bảng dưới đây cho biết giá trị pH của dung dịch một số chất

Dung dịch A B C D E
pH 13 3 1 7 8

a) Hãy dự đoán trong các dung dịch ở trên :

Dung dịch nào có thể là axit như HCl, H2SO4

Dung dịch nào có thể là bazơ như NaOH, Ca(OH)2.

Dung dịch nào có thể là đường, muối NaCl, nước cất.

Dung dịch nào có thể là axit axetic (có trong giấm ăn).

Dung dịch nào có tính bazơ yếu, như NaHCO3.

b) Hãy cho biết :

1. Dung dịch nào có phản ứng với Mg, với NaOH.

2. Dung dịch nào có phản ứng với dung dịch HCl.

3. Những dung dịch nào trộn với nhau từng đôi một sẽ xảy ra phản ứng hoá học.


Đáp án:

Dự đoán :

Dung dịch c có thể là dd HCl hoặc dd H2SO4.

Dung dịch A có thể là dd NaOH hoặc dd Ca(OH)2.

Dung dịch D có thể là dd đường, dd NaCl hoặc nước cất.

Dung dịch B có thể là dd CH3COOH (axit axetic).

Dung dịch E có thể là dd NaHCO3.

b) Tính chất hoá học của các dung dịch :

1. Dung dịch c và B có phản ứng với Mg và NaOH.

2. Dung dịch A và E có phản ứng với dung dịch HCl.

3. Những dung dịch sau trộn với nhau từng đôi một sẽ xảy ra phản ứng hoá học :

- Dung dịch A và dung dịch C.

- Dung dịch A và dung dịch B.

- Dung dịch E và dung dịch C.

- Dung dịch E và dung dịch B.

- Dung dịch E và dung dịch A.

Xem đáp án và giải thích
Cho 5,6 g sắt tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric loãng thu được FeCl2 và H2. Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,6 g sắt tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric loãng thu được FeCl2 và H2. Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)


Đáp án:

Số mol Fe tham gia phản ứng là: nFe = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

1 → 1 mol

0,1 → 0,1 (mol)

Theo phương trình: nH2 = nFe = 0,1 mol

Thể tích khí H2 thu được sau phản ứng là:

VH2 = 22,4. nH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…