Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2g. Có bao nhiêu gam Cu đã bám vào thanh sắt?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2g. Có bao nhiêu gam Cu đã bám vào thanh sắt?


Đáp án:

Gọi x là số mol Fe phản ứng

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

1,2 = 64x – 56x → x = 0,15

Khối lượng Cu mCu = 0,15 x 64 = 9,6 (g)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: Trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: Trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.


Đáp án:

Hiện tượng vật lý diễn ra ở giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào bấc và giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi, trong giai đoạn này nếu (chất paraffin) chỉ biến đổi về trạng thái.

Hiện tượng hóa học diễn ra ở giai đoạn nến cháy trong không khí, khi đó chất parafin đã biến đổi thành chất khác.

Parafin + Oxi → Khí cacbon đioxit + Nước.

Xem đáp án và giải thích
Phi kim → oxit axit → oxit axit → axit → muối sunfat tan → muối sunfat không tan. Tìm công thức các chất thích hợp để thay cho tên chất trong sơ đồ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phi kim → oxit axit → oxit axit → axit → muối sunfat tan → muối sunfat không tan.

Tìm công thức các chất thích hợp để thay cho tên chất trong sơ đồ.


Đáp án:

 Sơ đồ phản ứng:

S → SO2 → SO3 → H2SO4 → Na2SO4 → BaSO4.

Xem đáp án và giải thích
Hãy kể tên hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể tên hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.


Đáp án:

Giống nhau: đều là chất lỏng, trong suốt, không màu

Khác nhau:

- Nước cất là chất tinh khiết

- Nước khoáng là hỗn hợp có lẫn nhiều chất tan.

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết lọ đựng Fe và Fe2O3 bằng phương pháp hóa học trong 3 lọ hóa chất đựng hỗn hợp các chất rắn sau Fe và FeO; Fe và Fe2O3; FeO và Fe2O3 chỉ cần dùng loại thuốc thử nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết lọ đựng Fe và Fe2O3 bằng phương pháp hóa học trong 3 lọ hóa chất đựng hỗn hợp các chất rắn sau Fe và FeO; Fe và Fe2O3; FeO và Fe2O3 chỉ cần dùng loại thuốc thử nào


Đáp án:

Fe và Fe2O3 tan 1 phần trong HNO3 đặc nguội không có khí, 2 cái còn lại có khí

Fe và Fe2O3 khi cho vào HCl hay H2SO4loãng cho dung dịch màu vàng nâu, có khí; Fe và FeO cho dung dịch màu lục nhạt (gần như trong suốt và có khí); FeO và Fe2O3 cho dung dịch màu vàng nâu và không có khí.

Vậy nên có thể dùng cả 3 dung dịch này để phân biệt 3 nhóm hỗn hợp 2 chất trên.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch HNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đkc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây ?


Đáp án:
  • Câu A. 1,81 mol

  • Câu B. 1,95 mol

  • Câu C. 1,8 mol.

  • Câu D. 1,91 mol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…