Hãy nêu dẫn chứng (có viết phương trình hóa học của phản ứng) chứng tỏ:
a) anđêhit và xeton đều là những hợp chất không no.
b) anđêhit dễ bị oxi hóa, còn xeton thì khí bị oxi hóa.
c) fomanđehit có phản ứng cộng HOH.
a) anđêhit, xeton đều là những hợp chất không no.
CH3-CHO + H2→CH3-CH2 OH
CH3-CO-CH3 + H2→CH3-CHOH-CH3
b) anđêhit dễ bị oxi hóa, xeton khó bị oxi hóa.
CH3-CHO + Br2 + H2 O→CH3-COOH + 2HBr
c) HCHO có phản ứng cộng H2 O.
HCHO + H2 O ↔ CH2 (OH)2 (không bền)
Hãy tìm công thức hóa học đơn giản nhất của một loại oxit của lưu huỳnh, biết rằng trong oxit này có 2g lưu huỳnh kết hợp với 3g oxi.
Số mol của nguyên tử lưu huỳnh là: nS = 2/32 = 1/16 mol
Số mol của nguyên tử oxi là: nO = 3/16 mol
Ta có: nS : nO = 1/16 : 3/16 = 1:3
⇒ Trong một phân tử lưu huỳnh trioxit có 1 nguyên tử S và có 3 nguyên tử O.
Vậy công thức hóa học đơn giản nhất của oxit lưu huỳnh là SO3.
X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
Câu A. Fe, Cu.
Câu B. Cu, Fe.
Câu C. Ag, Mg.
Câu D. Mg, Ag.
Kết tủa CdS được tạo thành bằng dung dịch nào?
Kết tủa CdS được tạo thành bằng dung dịch:
Cd(NO3)2 + H2S → CdS↓ + 2HNO3
Hãy cho biết tên của các lớp electron ứng với các giá trị của n = 1, 2, 3, 4 và cho biết các lớp đó lần lượt có bao nhiêu phân lớp electron?
Tên của các lớp electron:
- ứng với n = 1 là lớp K.
- ứng với n = 2 là lớp L.
- ứng với n = 3 là lớp M.
- ứng với n = 4 là lớp N.
Số phân lớp electron trong mỗi lớp:
- Lớp K có 1 phân lớp (ls).
- Lớp L có 2 phân lớp (2s, 2p).
- Lớp M có 3 phân lớp (3s, 3p, 3d).
- Lớp N có 4 phân lớp (4s, 4p, 4d, 4f).
Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol?
Câu A. Dầu luyn
Câu B. Dầu lạc (đậu phộng)
Câu C. Dầu dừa
Câu D. Dầu vừng (mè)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.