Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 2 gam. (Giả sử đồng sinh ra đều bám vào thanh sắt) a. Xác định lượng Cu sinh ra. b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sắt(II) sunfat tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 2 gam. (Giả sử đồng sinh ra đều bám vào thanh sắt)

a. Xác định lượng Cu sinh ra. 

b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sắt(II) sunfat tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.


Đáp án:

Do sắt đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học của kim loại ⇒Sắt có thể đẩy đồng ra khỏi dung dịch muôi.

Đặt:    nFe = x mol

Phương trình phản ứng hóa học:

 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

 x                            x         x      mol

mthanh sắt tăng = mCu sinh ra – mFe phản ứng = 64x – 56x= 2g ⇒ x = 0,25

a/ mCu sinh ra    = 0,25.64 = 16g

b/ nFeSO4 = x = 0,25 mol 

⇒ CM(ddFeSO4)  = 0,25 : 0,4 = 0,625M      

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập biện luận công thức của este hai chức
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây không đúng?


Đáp án:
  • Câu A. Chất Z không làm mất màu nước brom.

  • Câu B. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2

  • Câu C. Chất T không có đồng phân hình học.

  • Câu D. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1 : 1.

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng: 2X(khí) + Y(khí) → Z(khí) + T(khí) Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho phản ứng: 2X(khí) + Y(khí) → Z(khí) + T(khí)

Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?


Đáp án:

Vban đầu = k.[X] 2.[Y] = kx2y ( với x, y là nồng độ của X, Y)

Khi áp suất của hệ tăng 3 lần thì nồng độ các chất cũng tăng gấp 3 lần .

⇒ Vsau= k.[3X] 2.[3Y]= k(3x) 2 .(3y)=27kx2y

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần

Xem đáp án và giải thích
Cho 3,82 gam hợp kim Ba, Al vào nước dư chỉ thu được dung dịch chưa duy nhất một muối. Khối lượng Ba là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 3,82 gam hợp kim Ba, Al vào nước dư chỉ thu được dung dịch chưa duy nhất một muối. Khối lượng Ba là bao nhiêu?


Đáp án:

Công thức muối Ba(AlO2)2 ⇒ nAl = 2nBa ⇒ mBa = 2,740 gam

Xem đáp án và giải thích
Tìm nhận định đúng về amino axit và peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây đúng ?


Đáp án:
  • Câu A. Tất cả các amino axit đều lưỡng tính.

  • Câu B. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

  • Câu C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

  • Câu D. Trong 1 phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit.

Xem đáp án và giải thích
Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào?


Đáp án:

Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp thổi không khí khô.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…