Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thi nghiệm? a) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2. b) 2H2O → 2H2 + O2. c) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thi nghiệm?

a) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

b) 2H2O → 2H2 + O2.

c) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.


Đáp án:

Phản ứng hóa học điều chế H2 trong phòng thí nghiệm là: a) và c)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bổ túc và cân bằng các pt theo sơ đồ: a. HCl + ? → Cl2 + ? + ? b. ? + ? →CuCl2 + ? c. HCl + ? →CO2 + ? + ? d. HCl + ? →AgCl + ? e. KCl + ? →KOH + ? + ? f. Cl2 + ? →HClO + ? g. Cl2 + ? NaClO + ? + ? h. Cl2 + ? → CaOCl2 + ? i. CaOCl2 + ? → HClO + ? k. NaClO + ? → NaHCO3 + ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bổ túc và cân bằng các pt theo sơ đồ:

a. HCl + ? → Cl2 + ? + ?        b. ? + ? →CuCl2 + ?

c. HCl + ? →CO2 + ? + ?        d. HCl + ? →AgCl + ?

e. KCl + ? →KOH + ? + ?        f. Cl2 + ? →HClO +  ?

g. Cl2 + ?  NaClO +  ? + ?        h. Cl2 + ?  → CaOCl2 + ?

i. CaOCl2 + ?  → HClO + ?        k. NaClO + ? → NaHCO3  + ? 


Đáp án:

a. HCl + MnO2 → Cl2 + H2O + MnCl2                

b. CuO + HCl → CuCl2 + H2O

c. HCl + Na2CO3 → CO2 + NaCl + H2O     

d. HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3

e. KCl + H2O −đpdd cmn→ KOH + Cl2 + H2O            

f. Cl2 + H2O → HClO +  HCl

g. Cl2 + NaOH → NaClO +  NaCl + H2O  

h. Cl2 + Ca(OH)2 đặc →  CaOCl2 + H2O

i. CaOCl2 + HCl → HClO + CaCl2       

k. NaClO + H2CO3  → NaHCO3  + HClO

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các chất: nước Gia-ven, nước clo, khí sunfurơ, xà phòng, bột giặt. Có bao nhiêu chất làm sạch các vết bẩn không phải nhờ những phản ứng hoá học ?


Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Xác định hóa trị của S trong các hợp chất sau: H2S và SO2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định hóa trị của S trong các hợp chất sau: H2S và SO2.


Đáp án:

- Trong hợp chất H2S:

H có hóa trị I, gọi hóa trị của S là a ta có:

2.I = 1.a ⇒ a = II.

Vậy trong hợp chất H2S thì lưu huỳnh có hóa trị II.

- Trong hợp chất SO2:

O có hóa trị II, gọi hóa trị của S là b, ta có:

1.b = 2.II ⇒ b = IV.

Vậy trong hợp chất SO2 thì lưu huỳnh có hóa trị IV.

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích tạo sao khi để ngọn nến đến gần là cồn đã bắt cháy.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích tạo sao khi để ngọn nến đến gần là cồn đã bắt cháy.


Đáp án:

Vì cồn là chất dễ bay hơi, các phân tử cồn trong hơi cồn được ngọn lửa nung nóng nên bắt cháy.

Xem đáp án và giải thích
Một dung dịch CuSO4 có khối lượng riêng là 1,206g/ml. Khi cô cạn 165,84ml dung dịch này người ta thu được 36g CuSO4. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một dung dịch CuSO4 có khối lượng riêng là 1,206g/ml. Khi cô cạn 165,84ml dung dịch này người ta thu được 36g CuSO4. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 đã dùng.


Đáp án:

   Khối lượng dung dịch CuSO4 ban đầu:

   mdd = V.D = 165,84.1,206=200(g)

   Nồng độ % của dung dịch CuSO4:

   C% = (36/200).100 = 18%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…