Câu A. cho quỳ tím sau đó cho phản ứng lần lượt với BaCl2; Ba(OH)2 Đáp án đúng
Câu B. cho quỳ tím sau đó cho phản ứng lần lượt với BaCl2; BaSO4
Câu C. cho quỳ tím sau đó cho phản ứng lần lượt với KCl; Ba(OH)2
Câu D. cho quỳ tím sau đó cho phản ứng lần lượt với NaCl; Ba(OH)2
– Cho vài ml dd làm mẫu thử vào từng ống nghiệm và đánh số thứ tự tương ứng. – Cho 1 mẩu quỳ tím vào từng mẫu thử rồi quan sát: + Nếu mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh thì mẫu thử đó là dd Ba(OH)2 + Nếu quỳ tím trong ống nghiệm có màu đỏ thì đó là dd HCl và dd H2SO4 (nhóm A) + Nếu quỳ tím không đổi màu thì đó là dd NaCl và dd Na2SO4 (nhóm B) – Cho vào mỗi mẫu thử nhóm A vài ml dd BaCl2 + Mẫu thử nào tác dụng với BaCl2 , tạo kết tủa trắng thì đó là dd H2SO4: PTHH: H2SO4 + BaCl2 –> BaSO4 + 2HCl + Mẫu thử không tác dụng với dd BaCl2 thì đó là dd HCl – Cho vào mỗi mẫu thử nhóm B vài ml dd Ba(OH)2 + Mẫu thử nào tác dụng với Ba(OH)2 , tạo kết tủa trắng thì đó là dd Na2SO4: PTHH: Na2SO4 + Ba(OH)2 –> BaSO4 + 2NaOH + Mẫu thử không tác dụng với dd Ba(OH)2 thì đó là dd NaCl
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anđehit fomic, axit axetic, glucozơ, glixerol thu được 29,12 lit CO2 (đktc) và 27 gam H2O. Tính phần trăm về khối lượng của glixerol trong hỗn hợp
Ta coi: HCHO, C2H4O2, C6H12O6 là HCHO. Hỗn hợp gồm HCHO và C3H8O3
Gọi nHCHO = x; nC3H8O3 = y
⇒ % C3H8O3 = (0,2.92)/(0,7.30 + 0,2.92) = 46,7 %
Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần :
CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k)
Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :
a) Hãy dùng những kết quả ở bảng trên để trả lời những câu hỏi sau :
1. Ống nghiệm nào đã bị bỏ quên, không đun nóng ?
2. Ống nghiệm nào có kết quả cuối cùng dự đoán là sai ? Vì sao ?
3. Vì sao khối lượng chất rắn trong ống nghiêm A là không đổi sau lần nung thứ 3 và thứ 4 ?
4. Ống nghiệm nào mà toàn lượng đồng(II) cacbonat đã bị phân huỷ sau lần nung thứ nhất ?
b) Hãy tính toán để chứng minh kết quả thí nghiệm của những ống nghiệm nào là đúng.
a) 1. Ống nghiệm E (khối lượng CuCO3 không thay đổi).
2. Ống nghiệm C, vì khác với các kết quả của những ống nghiệm A, B, D.
3. Sau lần nụng thứ 3 thì toàn lượng CuCO3 đã bị phân huỷ hết thành CuO.
4. Ống nghiệm D.
b) Phần tính toán :
Theo phương trình hoá học :
124 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra 80 gam CuO.
Vậy 12,4 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra :
mCuO = 80x12,4/124 = 8g
Thí nghiệm được tiến hành trong các ống nghiệm A, B, D là đúng.
Hãy trình bày phương pháp hóa học để phần biệt 2 anion CO32+ và SO32-.
Nhỏ dung dịch HCl dư vào dung dịch, thu khí sinh ra:
CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
SO32- + 2H+ → SO2 + H2O
+ Dẫn khí sinh ra qua bình đựng dung dịch KMnO4
Dung dịch KMnO4 bị nhạt màu do phản ứng với SO2 ⇒ nhận biết được ion SO32-
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
+ Dẫn khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong, làm đục nước vôi trong ⇒ có khí CO2 ⇒ nhận biết được ion CO32-
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Hoàn thành 2 bảng sau:
STT | Nguyên tố | Công thức của oxit bazơ | Tên gọi | Công thức của bazơ tương ứng | Tên gọi |
1 | Na | ||||
2 | Ca | ||||
3 | Mg | ||||
4 | Fe (Hoá trị II) | ||||
5 | Fe (Hoá trị III) |
STT | Nguyên tố | Công thức của oxit bazơ | Tên gọi | Công thức của bazơ tương ứng | Tên gọi |
1 | S (Hoá trị VI) | ||||
2 | P (Hoá trị V) | ||||
3 | C (Hoá trị IV) | ||||
4 | S (Hoá trị IV) |
STT | Nguyên tố | Công thức của oxit bazơ | Tên gọi | Công thức của bazơ tương ứng | Tên gọi |
1 | Na | Na2O | Natri oxit | NaOH | Natri hidroxit |
2 | Ca | CaO | Canxi oxit | Ca(OH)2 | Canxi hidroxit |
3 | Mg | MgO | Magie oxit | Mg(OH)2 | Magie hidroxit |
4 | Fe (Hoá trị II) | FeO | Sắt(II) oxit | Fe(OH)2 | Sắt(II) hidroxit |
5 | Fe (Hoá trị III) | Fe2O3 | Sắt(III) oxit | Fe(OH)3 | Sắt(III) hidroxit |
STT | Nguyên tố | Công thức của oxit bazơ | Tên gọi | Công thức của bazơ tương ứng | Tên gọi |
1 | S (Hoá trị VI) | SO3 | Lưu huỳnh trioxit | H2SO4 | Axit Sunfuric |
2 | P (Hoá trị V) | P2O5 | Đi photpho pentaoxit | H3PO4 | Axit photphoric |
3 | C (Hoá trị IV) | CO2 | Cacbon đioxit | H2CO3 | Axit cacbonic |
4 | S (Hoá trị IV) | SO2 | Lưu huỳnh đioxit | H2SO3 | Axit Sunfurơ |
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm glucozơ, anđehit fomic và axit axetic cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
nO2 = 0,1 mol
Hỗn hợp A gồm glucozo C6H12O6 <⇒ (CH2O)2
Do đó ta quy đổi hỗn hợp A là CH2O
Phản ứng cháy: CH2O + O2 -> CO2 + H2O
0,1 0,1 0,1
Khối lượng bình tăng bằng khối lượng của sản phẩm cháy (CO2, H2O)
m = mCO2 + mH2O = 0,1.44 + 0,1.18 = 6,2 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.