Câu A. 5
Câu B. 4
Câu C. 1
Câu D. 3 Đáp án đúng
Chọn đáp án D Các chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là: (NH4)2SO4 cho kết tủa BaSO4. MgCl2 cho kết tủa Mg(OH)2. FeCl2 cho kết tủa Fe(OH)2.
a) Hãy viết công thức cấu trúc của saccarozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ phân tử glucozo và phân tử fructozo. Vì sao saccarozo không có tính khử?
b) Hãy viết công thức cấu trúc của mantozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ 2 phân tử glucozo. Vì sao mantozo có tính khử?
a.
Phân tử saccarozo gồm một α-glucozo liên kết với một gốc β-fructozo ở C1 của gốc thức nhất và C2 của gốc thức hai qua nguyên tử oxi. Saccarozo không có tính khử vì không có dạng mạch hở, hay không có nhóm chức –CH=O
b.
Phân tử mantozo gồm hai gốc α-glucozo liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, một gốc ở C1 và một gốc ở C4. Gốc glucozo thức hai có nhóm OH tự do, nên trong dung dịch gốc này có thể mở vòng tạo ra nhóm –CH=O, tương tự glucozo. Mantozo có tính khử.
Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Tìm công thức phân tử của X
Đặt công thức của X là: (H2N)n–R–(COOH)m, khối lượng của X là a gam
Phương trình phản ứng :
Theo (1), (2) và giả thiết ta thấy:
m1 = mX + 52,5n – 16n = mX + 36,5n
m2 = mX + 67m – 45m = mX + 22m
⇒ m2 – m1 = 22m – 36,5n = 7,5 ⇒ n = 1 và m = 2
⇒ Công thức của X là C5H9O4N (Có 2 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2).
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Al(OH)3+ H2SO4 → Al2(SO4) + H2O
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ trên
b) Gọi tên các muối tạo thành
a) Phương trình hóa học:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O
b) Gọi tên các muối tạo thành:
NaCl: Natri clorua
Al2(SO4)3: Nhôm sunfat
Quặng oxit sắt từ (Fe3O4) chứa 64,15% sắt. Hãy tính lượng gang sản xuất được từ 1 tấn quặng nói trên. Biết rằng, trong lò cao có 2% sắt bị mất theo xỉ và lượng sắt có trong gang là 95%.
Khối lượng Fe có trong quặng: 1x64,15/100 = 0,6415 tấn
Khối lượng Fe có trong gang: 0,6415 x (100-2)/100 = 0,62867 tấn
Khối lượng gang sản xuất được: 0,62867 x 100/95 ≈ 0,662 tấn
Công thức hóa học của muối nhôm clorua là gì?
Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit
⇒ Công thức hóa học của muối nhôm clorua là AlCl3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.