Nguyên tử của nguyên tố X có 21 electron. Khi mất đi toàn bộ electron hóa trị, điện tích của ion này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố X có 21 electron. Khi mất đi toàn bộ electron hóa trị, điện tích của ion này là?


Đáp án:

Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p63d14s2

Vậy nguyên tử X có 3 electron hóa trị (trên phân lớp 3d và 4s). Khi mất đi toàn bộ electron hóa trị này thì điện tích ion là 3+ .

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xác định khả năng làm đổi màu quỳ tím của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch amino axit nào sau đây làm xanh quỳ tím?


Đáp án:
  • Câu A. Lysin.

  • Câu B. Glyxin.

  • Câu C. Alanin.

  • Câu D. Axit glutamic.

Xem đáp án và giải thích
Để đơn giản, ta xem một loại xăng là hỗn hợp các đồng phân của hexan. Hãy cho biết: a) Cần trộn hơi xăng và không khí theo tỉ lệ thể tích như thế nào để đốt cháy hoàn toàn xăng trong các động cơ đốt trong. b) Cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để đốt cháy hoàn toàn 1 g xăng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để đơn giản, ta xem một loại xăng là hỗn hợp các đồng phân của hexan. Hãy cho biết:

a) Cần trộn hơi xăng và không khí theo tỉ lệ thể tích như thế nào để đốt cháy hoàn toàn xăng trong các động cơ đốt trong.

b) Cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để đốt cháy hoàn toàn 1 g xăng.





Đáp án:

a) 

Theo phương trình hoá học, tỉ lệ thể tích hơi xăng: oxi = 1 : 9,5.

Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí nên tỉ lệ hơi xăng : không khí là

                              =1:47,5

b) Đốt 86 g (1 mol) cần: 9,5 .(1 mol) cần : 9,5.2,4.5 =1064 (lít) không khí.

    Đốt 1 g cần =12,37 (lít) không khí




Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn hệ số và công thức hóa học và thích hợp đặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau (chép vào vở bài tập) a) ?Cu + ? → 2CuO b) Zn + ?HCl → ZnCl2 + H2 c) CaO + ?HNO3 → Ca(NO3)2 + ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy chọn hệ số và công thức hóa học và thích hợp đặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau (chép vào vở bài tập)

a) ?Cu + ? → 2CuO

b) Zn + ?HCl → ZnCl2 + H2

c) CaO + ?HNO3 → Ca(NO3)2 + ?


Đáp án:

Phương trình hóa học của phản ứng:

a) 2Cu + O2 → 2CuO

b) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

c) CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các hiện tượng thực hành dưới đây, hiện tượng nào miêu tả không chính xác.

Đáp án:
  • Câu A. Cho mẩu Na vào dung dịch đựng FeCl3 thấy có khí thoát ra đồng thời có kết tủa màu nâu đỏ.

  • Câu B. Thêm dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 thấy có kết tủa, sục khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa kết tủa trên thấy kết tủa tan

  • Câu C. Nhúng lá sắt đã đánh sạch gỉ vào dung dịch CuSO4, lá sắt chuyển sang màu đỏ.

  • Câu D. Thả mẩu kẽm vào hai ống nghiệm đều chứa dung dịch H2SO4. Thêm vào ống nghiệm thứ nhất vài giọt CuSO4 thấy khí thoát ra ở ống nghiệm này nhanh hơn.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch thu được bằng cách hoà tan các muối FeCl2, Zn(NO3)2 và AlCl3 vào nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch thu được bằng cách hoà tan các muối FeCl2, Zn(NO3)2 và AlCl3 vào nước.

 


Đáp án:

Cho dd tác dụng với dd AgNO3 có kết tử trắng chứng tỏ có ion Cl-

Thêm vài giọt dd H2SOđặc và mảnh Cu có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra chứng tỏ có ion NO3-.

Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd trên thấy có kết tủa, sau đó kết tủa tan một phần chứng tỏ có hidroxit lưỡng tính. Gạn để tách lấy dd (ddA) lắc phần kết tủa nếu kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ chứng tỏ có ion Fe2+.

Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH4C1, có kết tủa xuất hiện chứng tỏ có Al3+. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch cho tác dụng với Na2S, có kết tủa trắng (ZnS) chứng tỏ có Zn2+ .




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…