Người ta phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng 8,84 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng của vật là 10,36 g.
a) Cho biết các cặp oxi hoá - khử của kim loại trong phản ứng. Vai trò của các chất tham gia phản ứng. Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.
b)Tính khối lượng bạc phủ trên bề mặt vật bằng đồng. Giả thiết toàn bộ bạc thoát ra đều bám vào vật bằng đồng.
a) Các cặp oxi hoá - khử của các kim loại có trong phản ứng
Cu2+/Cu và Ag+/Ag
Vai trò của các chất tham gia phản ứng : Ag+ là chất oxi hoá ; Cu là chất khử.
Cu + 2Ag+ →Cu2+ + 2Ag
b) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ( 1 )
64 g → 2.108
=> tăng 216 - 64 = 152 (g)
Theo (1), khối lượng vật bằng đồng tăng 152 g thì có 216 g bạc phủ lên trên. Theo bài ra, khối lượng vật tăng là : 10,36 - 8,84 = 1,52 (g)
Vậy khối lượng bạc phủ lên trên vật bằng đồng là 2,16 g.
Trình bày nguyên tắc phép đo pemanganat xác định nồng độ của:
a. Dung dịch FeSO4
b. Dung dịch H2O2.
Nguyên tắc: Dùng dung dịch chuẩn KMnO4 (có màu tím hồng) để chuẩn độ các chất khử FeSO4 và H2O2 trong môi trường axit H2SO4 loãng. Phương pháp này không cần chất chỉ thị vì ion Mn2+ không có màu nên khi dư 1 giọt dung dịch chuẩn KMnO4 thì dung dịch đang từ không màu chuyển sang màu hồng rât rõ giúp ta kết thúc chuẩn độ.
MnO4- + 5Fe2+ + 8H+ → Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O
2MnO4- + 5H2O2 + 6H+ → 2Mn2+ + 5O2 + 8H2O
Người ta sản xuất cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau: (trong ngoặc là hiệu suất phản ứng của mỗi phương trình)
Gỗ -35%→ glucozơ -80%→ ancol etylic -60%→ Butađien-1,3 -100%→ Cao su Buna
Tính lượng gỗ cần thiết để sản xuất được 1 tấn cao su, giả sử trong gỗ chứa 50% xenlulozơ?
H% chung = 35% x 80% x 60% x 100% = 16,8%; mXenlulozơ = 1. 50% = 0,5 tấn
Gỗ (C6H10O5)n → Cao su Buna (-CH2 – CH = CH – CH2-)n
162n tấn → 54n tấn
1. (162/54) : 16,8% = 125/7 ←H = 16,8%- 1 (tấn )
mgỗ = 125/7 : 50% = 35,714 tấn
Tơ nào dưới đây là tơ nhân tạo?
Câu A. Tơ nitron
Câu B. Tơ xenlulozơ axetat.
Câu C. Tơ tằm.
Câu D. Tơ capron.
Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch A. Cho KOH dư vào dung dịch A. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol KOH
Coi hỗn hợp phản ứng với KOH gồm H2N-C3H5-(COOH)2 và HCl
HCl + KOH → KCl + H2O
0,35mol → 0,35 mol
H2N- C3H5-(COOH)2+ 2KOH → H2N-C3H5-(COOK)2+ 2H2O
0,15 → 0,3 mol
Số mol KOH = 0,35 + 0,3 = 0,65
Câu A. (C6H12O6)n
Câu B. (C12H22O11)n
Câu C. (C6H10O5)n
Câu D. (C12H24O12)n
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.