Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là bao nhiêu?
Đổi: 400ml = 0,4 lít
Số mol chất tan là: nCuCl2 = CM.V = 0,2. 0,4 = 0,08 mol
Khối lượng chất tan là: mCuCl2 = 135.0,08 = 10,8 gam
Hãy tìm phương pháp hóa học để giải quyết hai vấn đề sau:
a. Rửa lọ đã đựng aniline
b. Khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu. Biết rằng mùi tanh của cá, đặc biệt là của các mè do hỗn hợp một số amin (nhiều nhát là trimetylamin) và một số tạp chất khác gây nên.
a. Rửa lọ đã đựng anilin.
Cho vào lọ đựng anilin dung dịch HCl sau tráng bằng nước cất.
b. Khử mùi tanh của cá, ta cho vào một ít dấm CH3COOH các amin sẽ tạo muối với CH3COOH nên không còn tanh nữa.
(CH3)3N + CH3COOH → CH3COONH(CH3)3
Bài 47 : Bài thực hành 6 : Tính chất của anđehit và axit cacboxylic
1. Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh 100ml, đũa thủy tinh, đèn cồn, giá thí nghiệm, giá để ống nghiệm.
2. Hóa chất: Andehit fomic, axit axetic đặc, H2SO4 đặc, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3, dung dịch Na2CO3 đặc, dung dịch NaCl bão hòa, giấy quỳ.
Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc
a) Cách tiến hành:
+ Cho 1ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ
+ Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M vào ống nghiệm đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết.
+ Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch andehit fomic, sau đó đun nóng nhẹ hỗn hợp trong 2 phút ở khoảng 60-70oC
b) Hiện tượng: Có 1 lớp kim loại màu xám bám vào ống nghiệm, đó chính là Ag
c) Giải thích: Cation Ag+ tạo phức với NH3, phức này tan trong nước, andehit khử ion bạc trong phức đó tạo thành kim loại bạc bám vào thành ống nghiệm
Phương trình pư:
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3
Thí nghiệm 2: Phản ứng của axit axetic với quỳ tím, natri cacbonat
a) Tác dụng của axit axetic với giấy quỳ tím:
Cách tiến hành: Nhúng đầu thủy tinh vào dung dịch axit axetic 10% sau đó chấm vào mẫu giấy quỳ tím.
Hiện tượng: Giấy quỳ hóa hồng do trong nước axit axetic phân li như sau
CH3COOH ⇋ CH3COO- + H+
b) Phản ứng của axit axetic với Na2CO3
Cách tiến hành: Rót 1-2ml dung dịch axit axetic đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1-2ml dung dịch Na2CO3 đặc. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm.
Hiện tượng: Ống nghiệm sủi bọt khí, que diêm đang cháy vụt tắt. Do trong ống nghiệm xảy ra phản ứng sau:
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2↑ + H2O
Hai este A, B là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C9H8O2, A và B đều cộng hợp với brom theo tỉ lệ mol là 1: 1, A tác dụng với dung dịch NaOH cho một muối và một anđehit. B tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của A và B lần lượt là
Câu A. C6H5COOCH=CH2 và CH2=CHCOOC6H5.
Câu B. HCOOC6H4CH=CH2 và HCOOCH=CHC6H5.
Câu C. HOOCC6H4CH=CH2 và CH2=CHCOOC6H5.
Câu D. C6H5COOCH=CH2 và C6H5CH=CHCOOH.
a) Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:
Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br.
b) Những nguyên tố nào sau đây có cùng cộng hóa trị trong các hợp chất khí với hiđro.
P, S, F, Si, Cl, N, As, Te.
a) Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:
RO2 : Si, C
R2O5: P, N
RO3: S, Se
R2O7: Cl, Br
b) Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong hợp chất khí với hidro:
RH4: Si
RH3: N, P, As
RH2: S, Te
RH: F, Cl
Hãy chọn hệ số đúng của chất oxi hóa và của chất khử trong phản ứng sau:
KMnO4 + H2O2 + H2SO4 -> MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O
Câu A. 3 và 5.
Câu B. 5 và 2
Câu C. 2 và 5.
Câu D. 5 và 3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.