Một oxit của sắt khi tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X làm mất màu thuốc tím và có khả năng hòa tan Cu. Công thức oxit là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một oxit của sắt khi tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X làm mất màu thuốc tím và có khả năng hòa tan Cu. Công thức oxit là


Đáp án:
  • Câu A. Fe2O3.

  • Câu B. Fe3O4. Đáp án đúng

  • Câu C. FeO2.

  • Câu D. FeO.

Giải thích:

X làm mất màu thuốc tím → X có Fe2+.

X có khả năng hòa tan Cu → X có Fe3+.

→ oxit sắt là Fe3O4.

Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

Fe2(SO4)3 + Cu → CuSO4 + 2FeSO4

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy m gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 8g MgO. Biết rằng khối lượng Mg tham gia phản ứng bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (không khí) tham gia phản ứng. Tính khối lượng của Mg và khí oxi đã phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy m gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 8g MgO. Biết rằng khối lượng Mg tham gia phản ứng bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (không khí) tham gia phản ứng. Tính khối lượng của Mg và khí oxi đã phản ứng.


Đáp án:

2Mg + O2 --t0--> 2MgO

Gọi khối lượng Oxi là a (g) → khối lượng Mg là 1,5a (g)

Theo định luật BTKL ta có 1,5a + a = 8 (g)

→ a = 3,2g

→ Khối lượng Mg là 3,2 . 1,5 = 4,8g.

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích các hiện tượng sau : a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc. c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “ riêu cua” nổi lên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích các hiện tượng sau :

a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng 
b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc.

c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “ riêu cua” nổi lên


Đáp án:

a) Khi bị dây HNO3 vào da, chỗ da đó có màu vàng là do phản ứng của protein chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.

b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (muối chì, thủy ngân...) sẽ bị ngộ độc do các protein trong cơ thể bị động tụ, mất đi hoạt tính sinh học

c) Khi nấu canh cua xảy ra hiện tượng đông tụ protein tạo thành các mảng “riêu cua” là do tính chất không bền nhiệt của protein

Xem đáp án và giải thích
Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, và NaI thì thấy hiện tượng gì xảy ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, và NaI thì thấy hiện tượng gì xảy ra?


Đáp án:

AgF là muối tan nên chỉ có 3 dung dịch xảy ra phản ứng tạo kết tủa

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3

AgNO3 + NaI → AgI↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử nguyên tô X có 2 electron ở phân lớp 3d. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X ở ô số
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử nguyên tô X có 2 electron ở phân lớp 3d. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X ở ô số mấy?


Đáp án:

Cấu hình electron đầy đủ của X là: 1s22s22p63s23p63d24s2

Vậy nguyên tố X có 22 electron và nằm ở ô thứ 22 trong bảng tuần hoàn.

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tử có lớp electron ngoài cùng là: a) 2s1. b) 2s22p3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tử có lớp electron ngoài cùng là:

a) 2s1.

b) 2s22p3.

c) 2s22p6.

d) 3s23p3.

e) 3s23p5.

g) 3s23p6.


Đáp án:

Cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tử:

a) 1s22s1.

b) 1s22s22p3.

c) 1s22s22p6.

d) 1s22s22p63s23p3.

e) 1s22s22p63s23p5.

g) 1s22s22p63s23p6

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…