Kim loại tác dụng với axit HNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hoàn toàn 9,75 gam Zn trong lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và V lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là

Đáp án:
  • Câu A. 4,48.

  • Câu B. 2,24.

  • Câu C. 3,36.

  • Câu D. 6,72. Đáp án đúng

Giải thích:

Bảo toàn e: 2nZn = nNO2 = 0,3 mol => VNO2 = 6,72 lít =>D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học. a) Glucozo, glixerol, etanol, axit axetic. b) Fructozo, glixerol, etanol. c) Glucozo, fomanđehit, etanol, axit axetic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học.

    a) Glucozo, glixerol, etanol, axit axetic.

    b) Fructozo, glixerol, etanol.

    c) Glucozo, fomanđehit, etanol, axit axetic.


Đáp án:

 a. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.

    Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử trên.

    - Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic.

    - Ba mẫu thử còn lại không có hiện tượng.

    Cho Cu(OH)2 lần lượt vào 3 mẫu thử còn lại

    - Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol

    - Hai mẫu thử còn lại tạo dung dịch màu xanh, sau đó đun nhẹ hai dung dịch này:

        +) Dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch là glucozo.

        +) Dung dịch vẫn màu xanh là glixerol.

    b. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.

    Cho Cu(OH)2 và một ít kiềm lần lượt vào các mẫu thử trên và đun nhẹ

    - Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol.

    - Mẫu thử vẫn có màu xanh là glixerol.

    - Mẫu thử ban đầu có màu xanh, sau đó tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng là fructozo.

 c. Cho giấy quỳ tím vào dung dịch chứa các chất trên, dung dịch nào chuyển màu quỳ tím thành đỏ là axit axetic. Sau đó, cho Cu(OH)2 vào 3 mẫu thử còn lại.

    - Mẫu thử tạo dung dịch màu xanh là glucozo.

    - Hai mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là: HCHO và C2H5OH

    Đun nóng hai mẫu thử này , mẫu thử tạo kết tủa đỏ gạch là HCHO còn lại là C2H5OH

Xem đáp án và giải thích
Pha chế dung dịch CuSO4 bằng cách hoà tan 87 g CuSO4.5H2O trong nước, thu được 750 ml dung dịch. a)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế. b)   Có bao nhiêu ion Cu2+ và SO42- trong 1 ml dung dịch ? c) Thêm một lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch CuSO4 trên. Hãy cho biết khối lượng các kim loại tham gia và tạo thành sau phản ứng. 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Pha chế dung dịch CuSO4 bằng cách hoà tan 87 g CuSO4.5H2O trong nước, thu được 750 ml dung dịch.

a)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế.

b)   Có bao nhiêu ion Cu2+ và SO42- trong 1 ml dung dịch ?

c) Thêm một lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch CuSO4 trên. Hãy cho biết khối lượng các kim loại tham gia và tạo thành sau phản ứng. 




Đáp án:

a) CM = 0,464M

b) Trong 1 ml dung dịch CuSO4 có :

nCu2+ = nSO2- = nCuSO4 = 0,464.10-3 (mol)

Số ion Cu2+ = số ion SO42-= 0,464.10-3.6,02.1023 = 2,793.1020 (ion)

c) Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

nCu 2+ = 0,0232 mol ; mFe = 1,2992 g ; mCu = 1,4848 g.



Xem đáp án và giải thích
Nung nóng kali nitrat KNO3, chất này bị phân hủy tạo thành kali nitrit KNO2 và O2. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 2,4 gam O2. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng kali nitrat KNO3, chất này bị phân hủy tạo thành kali nitrit KNO2 và O2. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 2,4 gam O2. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.


Đáp án:

Số mol O2 bằng 2,4 : 32 = 0,075 mol

2KNO--t0-->  2KNO2 + O2

2 ← 1 mol

0,15 ← 0,075 mol

Khối lượng KNO3 theo lý thuyết là: mlt = 0,15.101 = 15,15 gam.

Khối lượng KNO3 thực tế cần dùng là: mtt = (mlt.100%)/H = 17,8g

Xem đáp án và giải thích
Các obitan trong cùng một phân lớp electron
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các obitan trong cùng một phân lớp electron thì như thế nào?


Đáp án:

Các obitan trong cùng một phân lớp electron có cùng mức năng lượng.

Xem đáp án và giải thích
Cho 1,68 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 xM. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,58 gam chất rắn z. Giá trị của x là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1,68 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 xM. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,58 gam chất rắn z. Giá trị của x là?


Đáp án:

Xét dung dịch X: có 0,01 mol AgNO3 và 0,1x mol Cu(NO3)2

Xét chất rắn Z ; khối lượng Z lớn hơn khối lượng bạc có thể tạo thành (2,58 > 0,01.108). Vậy trong Z ngoài Ag còn có kim loại khác ( Cu hoặc Cu và Fe).

Các quá trình nhường e: Fe → Fe2+ + 2e

Các quá trình nhận e: Ag+ + 1e → Ag

Cu2+ + 2e → Cu

Trường hợp 1: Z gồm 2 kim loại Ag và Cu, vậy Fe đã phản ứng hết

Gọi số mol Cu2+ đã phản ứng là a.

Bảo toàn e: số mol e do sắt nhường = số mol e do Ag+ và Cu2+ nhận

[2. 1,68]/56 = 0,01 + 2a  => a = 0,025 mol

Mặt khác, khối lượng Z là: 108.0,01 + 64.0.025 = 2,68 ≠2,58. Trường hợp này không xảy ra.

Trường hợp 2: Z gồm 3 kim loại Ag, Cu và Fe. Như vậy Ag+ và Cu2+ đã phản ứng hết, Fe dư.

Gọi số mol sắt đã phản ứng là b.

Bảo toàn e: 2b = 0,01 = 2.0,1x (1)

Mặt khác, khối lượng Z là: 108.0.01 + 64.0,1x + (1,68-56b) = 2,58 (2)

Giải phương trình (1) và (2) ta được: b = 0,0175 và x= 0,125.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…