Kim loại rắn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là:

Đáp án:
  • Câu A. Al và AgCl

  • Câu B. Fe và AgCl Đáp án đúng

  • Câu C. Cu và AgBr

  • Câu D. Fe và AgF

Giải thích:

- Khi cho kim loại M (Fe) tác dụng với phi kim X (Cl2) : Fe + Cl2 → FeCl3 ; Fe + FeCl3→ FeCl2. - Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z gồm FeCl2, FeCl3. - Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z : FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl; FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag - Đem chất rắn G gồm AgCl, Ag vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư : Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O; AgCl + HNO3: không phản ứng → Chất rắn F là AgCl.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chia hỗn hợp hai kim loại Cu và Al thành hai phần bằng nhau. -Phần thứ nhất : cho tác dụng với dung dịch HNO3đặc, nguội,dư thu được 8,96 lít khí NO2 (giả thiết phản ứng chỉ tạo ra khí NO2). -Phần thứ hai : cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được 6,72 lít khí a) Viết phương trình hóa học b) Xác định thành phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp trên. Các thể tích khí được đo ở đktc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chia hỗn hợp hai kim loại Cu và Al thành hai phần bằng nhau.

-Phần thứ nhất : cho tác dụng với dung dịch đặc, nguội,dư thu được 8,96 lít khí  (giả thiết phản ứng chỉ tạo ra khí ).

-Phần thứ hai : cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được 6,72 lít khí

a) Viết phương trình hóa học

b) Xác định thành phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp trên. Các thể tích khí được đo ở đktc.





Đáp án:

a) Phần thứ nhất, chỉ Cu phản ứng với  đặc

 (1)

 Phần thứ hai, chỉ có nhôm phản ứng

      (2)

b) Dựa (1) ta tính được khối lượng Cu có trong hỗn hợp là 12,8g.

Dựa vào (2) ta tính được khối lượng Al có trong hỗn hợp là 5,4g.

Từ đó ta tính được

% khối lượng Cu 

% khối lượng của Al 




Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng


Đáp án:

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Bảo toàn e: 6. nK2Cr2O7 = 1. nFeSO4

=> nK2Cr2O7 = 0,6/6 = 0,1 mol

=> mK2Cr2O7 = 0,1. 294 = 29,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4. - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3. - Thí nghiệm 4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. Số trường hợp ăn mòn điện hóa là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít oxi (điều kiện tiêu chuẩn), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,25. a) Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A. b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 6 gam kết tủa trắng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít oxi (điều kiện tiêu chuẩn), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,25.

a) Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A.

b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 6 gam kết tủa trắng.


Đáp án:

a)

dA/O2 = MA/32 = 1,25

=> MA = 40 (*)

Phương trình phản ứng:

C + O2 -> CO2 (1)

C + CO2 -> 2CO (2)

Bài toán này có thể xảy ra hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Oxi dư (không có phản ứng 2): Hỗn hợp A gồm CO2 và O2 dư.

Thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp về mặt toán học không ảnh hưởng đến số mol hỗn hợp.

Xét 1 mol hỗn hợp A, trong đó X là số mol của CO2 và (1 - x) là số mol của O2 dư.

Ta có: MA = ((44x + (1 - x)32)/1) = 40 => x = 2/3

=> %VCO2 = 2/3.100% = 66,67% => %VO2 = 33,33%

Trường hợp 2: O2 thiếu (có phản ứng 2), hỗn hợp A có CO2 và CO.

Tương tự trên, xét 1 mol hỗn hợp A, trong đó a là số mol của CO2 và (1 - a) là số mol của CO

MA = (44a  + 28(1 - a))/1  = 40 => a = 0,75

Vậy %VCO2 = 0,75. 100% = 75%; %VCO = 100% - 75% = 25%.

b) Tính m, V:

CO2       +       Ca(OH)2           ---------->    CaCO3  +   H2O

0,06                                                                0,06

Trường hợp 1: nCO2 = 0,06 mol ⇒ nO2 dư = 1/2 nCO2 = 0,03 (mol)

Vậy: mC = 0,06.12 = 0,72 gam; VO2 = (0,06 + 0,03).22,4 = 2,016 (lít).

Trường hợp 2: nCO2 = 0,06mol; nCO = nCO2/3 = 0,02(mol)

BT nguyên tố C ⇒ nC = nCO2 +nCO = 0,06 + 0,02 = 0,08 mol ⇒ mC = 0,08.12 = 0,96(g)

BT nguyên tố O ⇒ nO2 = nCO2 + 1/2. nCO = 0,06 + 0,01 = 0,07 mol ⇒ VO2 = 0,07.22,4 = 1,568 (lít).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 10,125 gam H2O, 8,4 lit CO2 (đktc) và 1,4 lít N2. Số đồng phân ứng với công thức phân tử của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 10,125 gam H2O, 8,4 lit CO(đktc) và 1,4 lít N2. Số đồng phân ứng với công thức phân tử của X là


Đáp án:

Theo bài ra, ta có: nH2O = 0,5625; nCO2 = 0,375, nN = 0,125

=> Công thức của amin: C3H9N

=> 1. CH3-CH2-CH2-NH2: propan-1-amin

2. CH3-CH2-NH-CH3: N-metyl-etan-1-amin

3.CH3-CH(CH3)-NH2: propan-2-amin

4.(CH3)3-N: trimetyl amin

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…