Câu A. 8,22
Câu B. 6,94 Đáp án đúng
Câu C. 5,72
Câu D. 6,28
- Phản ứng: NaOH + CH3COOCH3 → CH3COONa + CH3OH 0,07 mol-----------0,1 mol-------------0,07 mol mRắn khan = 40nNaOH dư + 82nCH3COONa = 6,94 g.
Đốt 6,7 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Cu và Ag trong không khí. Sau phản ứng thu được 8,7 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan Y bằng dung dịch HCl dư thấy còn lại 2,7 gam một chất rắn.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để hoà tan Y.
a) Phương trình hoá học của phản ứng :
Ag không tác dụng với oxi, không tác dụng với dung dịch HCl nên 2,7 garn chất rắn không tan là Ag.
Hỗn hợp kim loại với oxi.
4Al + 3O2 → 2Al2O3
3Fe + 2O2 → Fe3O4
2Cu + O2 → 2CuO
Hỗn hợp chất rắn Y với dung dịch HCl
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H20
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H20
CuO + 2HCl → CuCl2 + H20
So sánh các phản ứng của hỗn hợp X với oxi và hỗn hợp Y với dung dịch HCl, ta thấy :
nHCl = 2ntrong oxit ; mO2 = 8,7 - 6,7 = 2g
nO(trong oxit) = 0,125 mol; nHCl = 0,25 mol
VHCl = 0,25/2 = 0,125l
Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
Câu A. SO2 và NO2
Câu B. CH4 và NH3
Câu C. CO và CH4
Câu D. CO và CO2.
Trình bày cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
- Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí oxi bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3…
+ Điều chế Oxi từ nguyên liệu là kali pemanganat KMnO4
2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2↑.
+ Điều chế Oxi bằng từ nguyên liệu là kali clorat KClO3
2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2↑.
Thông thường nếu điều chế O2 từ KClO3 có dùng thêm chất xúc tác là MnO2. Do đó phản ứng hóa học có thể viết:
2KClO3 --t0, xt, MnO2--> 2KCl + 3O2↑.
* Cách thu khí oxi:
Do oxi nặng hơn không khí và ít tan trong nước nên có thể thu khí oxi vào ống nghiệm hay lọ bằng hai cách:
a) đẩy không khí.
b) đẩy nước.
Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là
Giải
Ta có: nMg = 0,08 mol; nFe = 0,08 mol
BTNT→ nMg(NO3)2 = 0,08 mol; nFe(NO3)3 = 0,08 mol
BT gốc NO3- => Tổng nNO3- = Tổng nAg = 0,4 mol
56,69 gam kết tủa gồm AgCl: a mol, Ag: b mol
→ a + b = 0,4 và 143,5a + 108b = 56,69 => a = 0,38; b = 0,02
Ta có: nHCl = 0,24 mol
BTNT H → n H2O = 0,12 mol
BTNT O => n O2 trong X = 0,06 mol
Tổng nCl = 0,38 mol => n Cl2 trong X = (0,38 – 0,24) : 2 = 0,07 mol (BTNT Cl)
=>%Cl = (0,07.100) : (0,07 + 0,06) = 53,85%
Cho các muối sau: KCl, AgCl, BaSO4, CaCO3, MgCl2, những muối nào không tan trong nước?
- Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ một số muối như AgCl, BaSO4, CaSO4...
- Phần lớn các muối cacbonat không tan trừ muối natri, kali
⇒ Những muối không tan trong nước là: AgCl, BaSO4, CaCO3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.