Khi xác định công thức của các chất hữu cơ A và B, người ta thấy công thức phân tử của A là C2H6O, còn công thức phân tử của B là C2H4O2. Để chứng minh A là rượu etylic, B là axit axetic cần phải làm thêm những thí nghiệm nào? Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có).
PTHH: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑.
- Ứng với CTPT: C2H6O, ta sẽ có 2 công thức cấu tạo
CH3 – O – CH3 và CH3CH2 – OH.
Cho A tác dụng bới Na nếu có khí bay ra thì đó là rượu etylic.
Cho B tác dụng với Na2CO3 nếu có khí thoát ra, chứng tỏ B là axit axetic.
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2
Thực hiện phản ứng tráng gương 36 gam dung dịch fructozơ 10% với lượng dung dịch AgNO3 trong NH3, nếu hiệu suất phản ứng 40% thì khối lượng bạc kim loại thu được là
Ta có: nFructozo = (36.0,1) : 180 = 0,02 mol
---H= 40%--> nAg = 0,4.0,02.2 = 0,016 mol
=> m = 1,728g
Ống nghiệm A chứa dung dịch KOH, ống nghiệm B chứa dung dịch H2SO4, ống nghiệm C chứa KMnO4, ống nghiệm D chứa nước brom. Cho vào mỗi ống nghiệm đó 1ml octan lắc đều rồi để yên. Dự đoán hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.
Octan không tác dụng với các hóa chất này, tuy nhiên vẫn có hiện tượng tách lớp và hòa tan vào nhau.
- Ống nghiệm A, B, C có hiện tượng tách lớp vì octan không tan trong các hóa chất này.
- Ống nghiệm D màu dung dịch brom nhạt dần do octan tan trong dung dịch brom.
Một hỗn hợp X gồm 2 este A,B có cùng công thức phân tử C8H8O2, đều là hợp chất hơm và đều không có phản ứng tráng bạc. Xà phòng hóa 0,2 mol X cần vừa đủ 0,3 lít dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp Y gồm 3 muối. Tính phần trăm khối lượng của một muối trong hỗn hợp Y
Hai este là CH3COOC6H5 và C6H5COOCH3
CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5Ona + H2O
C6H5COOCH3 + NaOH → C6H5COONa + CH3OH
%mC6H5ONa = 33,92%
%mCH3COONa = 23,98%
%mC6H5COONa = 33,92%
Câu A. Fe, Ni, Sn
Câu B. Zn, Cu, Mg
Câu C. Hg, Na, Ca
Câu D. Al, Fe, CuO
Một hỗn hợp X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam được cho vào 200ml dung dịch chứa CuSO4 0,5 M và AgNO3 0,3M. Tính khối lượng chất rắn A thu được?
Thay vì tính chất phản ứng giữa Mg, Zn với CuSO4 và AgNO3, ta tính số mol e mà hỗn hợp X có thể cung cấp và dung dịch Y có thể nhận:
nZn = 6,5/65 = 0,1 mol;
nMg = 4,8/24 = 0,2 mol
do: Zn → Zn2+ + 2e;
Mg → Mg2+ + 2e
Tổng ne (Mg, Zn): (0,1 + 0,2). 2 = 0,6 mol
nAg+ = nAgNO3 = 0,2.0,3 = 0,06 mol
nCu2+ = nCuSO4 = 0,2.0,5 = 0,1 mol
Ag+ + 1e → Ag
Cu2+ + 2e → 2Cu
Tổng ne (Ag+, Cu2+): 0,06 + 0,1.2 = 0,26 mol
Để khử hết Ag+ và Cu2+ chỉ cần 0,26 mol electron trong khi X có thể cung cấp 0,6 mol vậy Ag+, Cu2+ bị khử hết.
Ag và Cu kết tủa. Mg có tính khử mạnh hơn Zn nên Mg phản ứng trước: 0,2 mol Mg cung cấp 0,4 mol electron > 0,26 mol vậy chỉ có Mg phản ứng và
nMg phản ứng = 0,26: 2 = 0,13 mol; còn dư: 0,2 – 0,13 = 0,07 mol
Do đó chất rắn A gồm 0,06 mol Ag và 0,1 mol Cu, 0,07 mol Mg và 0,1 mol Zn
mA = 0,06.108 + 0,1.64 + 0,07.24 + 0,1.65 = 21,6 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.