Khi hòa tan 30 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính khối lượng của CuO trong hỗn hợp ban đầu
nNO = 0,3 mol
Bảo toàn e: 2nCu = 3nNO
→ nCu = 0,45 mol → mCu = 0,45. 64 = 28,8 gam
→ mCuO = 1,2 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 14,6g chất X gồm C, H, O thu được 1,344 lít khí CO2 (ở đktc) và 0,90g H2O. Tỉ khối hơi của X so với Hiđro bằng 73. Biết khi thủy phân 0,1 mol X bằng dung dịch KOH, ta có thể thu được 0,2 mol rượu etylic và 0,1 mol muối Y. Tìm công thức cấu tạo của chất X ?
dX/H2 = 73 ⇒ MX = 146 ⇒ nX = 0,01 mol
nCO2 = 0,06 mol; nH2O = 0,05 mol
Gọi CTPT X: CxHyOz
CxHyOz → xCO2 + y/2 H2O
0,01 0,01x 0,005y (mol)
0,01x = 0,06 ⇒ x = 6;
0,005y = 0,05 ⇒ y =10
MX = 146 ⇒ z = 4 ⇒ CTPT X: C6H10O4
thủy phân 0,1 mol X bằng dung dịch KOH, ta có thể thu được 0,2 mol rượu etylic và 0,1 mol muối Y ⇒ X là este của axit hai chức và rượu ancol etylic
⇒ X: C2H5OOC – COOC2H5
Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrat. Khí X là gì?
Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrat. Khí X là
N2.
Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn agam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hoà lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là:
Câu A. 7,09
Câu B. 5,92
Câu C. 6,53
Câu D. 5,36
Một loại xăng có thành phần về khối lượng như sau: hexan 43,0%, heptan 49,5%, pentan 1,80%, còn lại là octan. Hãy tính xem cần phải hỗn hợp 1,0g xăng đó tối thiểu với bao nhiêu lít không khí (đktc) để đảm bảo sự cháy được hoàn toàn và khi đó tạo ra bao nhiêu lít CO2.
1g xăng có:
mC6H4 = 0,43 g ⇒ nC6H4 = 0,43/86 mol
mC7H16 = 0,495 g ⇒ nC7H16 = 0,495/100 mol
mC5H12 = 0,018 g ⇒ nC5H12 = 0,018/72 mol
mC8H18 = 0,057 g ⇒ nC8H18 = 0,057/114 mol
PTHH tổng quát:
CnH2n+2 + ((3n+1)/2)O2 ---t0---> nCO2 + (n+1)H2O
=> nO2 = 19/2.0,43/46 + 11.0,495/100 + 8.0,018/72 + 25/2.0,057/114 = 0,1102 mol
⇒ Thể tích không khí tối thiểu cần dùng là: 5. 0,1102 .22,4 = 12,325 lít
=> nCO2 = 6.0,43/86 + 7.0,495/100 + 5.0,018/72 + 8.0,057/114 = 0,0699 mol
VCO2= 0,0699 . 22,4 = 1,566 lít
Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3
Câu A. 2
Câu B. 1
Câu C. 4
Câu D. 3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.