Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu dược 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (có thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu dược 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (có thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là gì?


Đáp án:

Gọi công thức phân tử là: CxHyOz

Cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất tỉ lệ thể tích bằng với tỉ lệ số mol

Bảo toàn nguyên tố O: nO (O2) + nO(X)= 2nCO2 + nH2O

⇒ 2.6 + nO(X) = 2. 4 + 5

⇒ nO(X) = 1 mol = nX ⇒ Trong X có 1 nguyên tử oxi

CxHyOz (1) → xCO2 (4) + y/2 H2O (5 mol)

⇒ x = 4 ; y = 10 ⇒ CTPT: C4H10O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí hidro H2 và khí clo Cl2 tạo ra axit clohidric HCl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí hidro H2 và khí clo Cl2 tạo ra axit clohidric HCl.

Hãy cho biết:

   a) Tên các chất phản ứng và sản phẩm?

   b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra?

   c) Trước và sau phản ứng số nguyên tử mỗi nguyên tố có thay đổi không?


Đáp án:

a) Chất phản ứng: khi hidro, khí clo.

   Sản phẩm: axit clohidric.

   b) Trước phản ứng: Hai nguyên tử hidro liên kết nhau, hay nguyên tử clo liên kết nhau.

   Sau phản ứng: mỗi nguyên tử hidro liên kết với 1 nguyên tử clo, phân tử H2 và Cl2 biến đổi. Phân tử HCl được tạo ra

   c) Trước và sau phản ứng số nguyên tử mỗi nguyên tố không thay đổi.

Xem đáp án và giải thích
Có thể dùng dung dịch nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không? Tại sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể dùng dung dịch nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không? Tại sao?


Đáp án:

Không thể dùng Ca(OH)2 để phân biệt CO2 và SO2 do chúng đều là oxit axit. đều tạo kết tủa màu tráng với Ca(OH)2

KCO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

KSO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố trong nhóm IA: Li, Na, K, Rb, Cs. Hãy sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều giảm dần của bán kính nguyên tử, giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố trong nhóm IA: Li, Na, K, Rb, Cs. Hãy sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều giảm dần của bán kính nguyên tử, giải thích.


Đáp án:

Cấu hình electron của các nguyên tố nhóm IA:

Li (Z = 3): ls22s1.

Na (Z = 11): ls22s22p63s1.

K (Z = 19): ls22s22p63s23p64s1

Rb (Z = 37): ls22s22p63s23p63d104s2 4p65s1;

Cs (Z = 35): ls22s22p63s23p63d104s2 4p64d105s25p6s1:

Các nguyên tố này dều thuộc nhóm IA.

Theo quy luật biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm A thì bán kính nguyên tử của các nguyên tố này giảm dần theo thứ tự:

RCs > RRb > RK > RNa > RLi

Xem đáp án và giải thích
Oxit bazơ không có tính chất hóa học nào sau đây?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Oxit bazơ không có tính chất hóa học nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Một số oxit bazơ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

  • Câu B. Oxit bazơ tác dụng được với dung dịch axit.

  • Câu C. Oxit bazơ tác dụng được với tất cả kim loại.

  • Câu D. Một số oxit bazơ tác dụng được với oxit axit.

Xem đáp án và giải thích
Đisaccarit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây là đisaccarit?

Đáp án:
  • Câu A. Saccarozơ

  • Câu B. Glucozơ

  • Câu C. Amilozơ

  • Câu D. Xenlulozơ

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…