Khi cho 0,6g một kim lại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.
Gọi kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại là M, kim loại M có 2 electron lớp ngoài cùng nên có hóa trị II.
M + 2H2O → M(OH)2 + H2.
nH2 = 0,336 : 22,4 = 0,015 mol.
nM = 0,015.
M = m/n = 0,6/0,015 = 40
Suy ra nguyên tử khối là 40u.
Vậy nguyên tố kim loại là Ca.
Cho hỗn hợp X gồm 0,56 gam Fe và Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là:
Câu A. 0,02M
Câu B. 0,04M
Câu C. 0,05M
Câu D. 0,10M
Từ mỗi hợp chất sau: Cu(OH)2, NaCl, Fe2S2. Hãy lựa chọn những phương pháp thích hợp để điều chế kim loại tương ứng. Trình bày các phương pháp đó.
Từ Cu(OH)2 → Cu: Phương pháp nhiệt luyện
Nung Cu(OH)2: Cu(OH)2 --t0--> CuO + H2O (1)
Khử CuO bằng H2: CuO + H2 --t0--> Cu + H2O (2)
* Từ NaCl → Na: Phương pháp điện phân
2NaCl --đpnc--> 2Na + Cl2 (3)
*Từ Fe2S2 → Fe: Phương pháp nhiệt luyện
Đốt Fe2S2 trong Oxi: 2Fe2S2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 4SO2 (4)
Khử Fe2O3 bằng CO: Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 (5)
Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
Câu A.
7,23
Câu B.
7,33
Câu C.
7,28
Câu D.
7,45
Trong đời sống hàng ngày những quá trình sinh ra khí CO2 và quá trình nào làm giảm khí O2?
- Trong đời sống hang ngày những quá trình sinh khí CO2.
+ Người và động vật trong quá trình hô hấp O2 thải ra CO2.
+ Đốt nhiên liệu, nạn cháy rừng,…
- Những quá trình làm giảm khí CO2 và sinh ra khi O2: Cây cối ban ngày hấp thụ khí CO2 và sau khi đồng hóa, cây nhả ra O2.
Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.
Chỉ số axit của mẫu chất béo tristearoylglixerol trên là 7. Nghĩa là cần 7mg KOH (= 0,007g KOH) trung hòa axit tự do trong 1 g chất béo
⇒ nKOH = 0,007/56 = 0,125.10-3 mol
⇒ naxit stearic = nKOH = 0,125.10-3 mol
(axit stearic: C17H35COOH) ⇒ maxit stearic = 0,125.10-3. 284 = 35,5.10-3g
⇒ Lượng tristearoylglixerol (C17H35COO)3C3H5 có trong 1g chất béo là: 1- 35,5.10-3 = 0,9645 g
n(C17H35COO)3C3H5 =0,9645/890 = 1,0837.10-3 mol
Phương trình hóa học
(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
⇒ nKOH = 3. n(C17H35COO)3C3H5 = 3. 1,0837.10-3 = 3,2511.10-3 mol
Số g KOH tham gia xà phòng hóa = 3,2511.10-3. 56 ≈ 182.10-3g = 182mg
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.