Ion Ca2+ có cấu hình electron giống với cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm và ion halogen nào? Viết cấu hình electron của chúng.
Cấu hình của ion Ca2+: 1 s22s22p63s23p6. Giống cấu hình electron của nguy tử khí hiếm đứng trước nó là agon (Ar) và cấu hình electron của ion Cl-
Hãy cho biết tính chất hóa học quan trọng nhất của nước Gia - ven, clorua vôi và ứng dụng của chúng. Vì sao clorua vôi được sử dụng nhiều hơn nước Gia - ven?
- Tính chất hóa học quan trọng nhất của nước Gia-ven, clorua vôi là tính oxi hóa mạnh.
- Ứng dụng chủ yếu của nước Gia-ven, clorua vôi là: tẩy trắng vải sợi, giấy, sát trùng, tẩy uế,...
- Clorua vôi được sử dụng nhiều hơn nước Gia-ven là do clorua vôi có hàm lượng hipoclorit cao hơn, dễ bảo quản và dễ chuyên chở hơn.
Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 1/2 = 0,5 (mol)
Lại có: nCl- (trong muối) = 2nH2 = 2.0,5 = 1 (mol)
Khối lượng muối tạo thành bằng: 16 + 1. 35,5 = 51,5 (gam).
Dựa trên lí thuyết lai hóa các obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử: BeCl2, BCl3. Biết phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, còn phân tử BCl3 có dạng tam giác đều.
- Phân tử BeCl2: Nguyên tử beri đã sử dụng 1 AOs và 1 AOp lai hóa với nhau để tạo thành hai obitan lai hóa sp nằm thẳng hàng với nhau về 2 phía đối xứng nhau. Beri đã sử dụng 2 obitan lai hóa sp xen phủ với 2 obitan p của 2 nguyên tử clo, tạo thành liên kết σ giữa Be – Cl
- Phân tử BCl3: Nguyên tử bo đã sử dụng 1 AOs và 2 AOp lai hóa với nhau để tạo thành 3 AO lai hóa sp2 nằm trong một mặt phẳng định hướng từ tâm đến 3 đỉnh của tam giác đều. Nguyên tử bo đã sử dụng 3 obitan lai hóa sp2 xen phủ với 3 obitan p của 3 nguyên tử clo tạo thành 3 liên kết σ giữa B – Cl.
Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28g bột sắt và 20g bột lưu huỳnh thu được 44g chất sắt (II) sunfua (FeS) màu xám.
Biết rằng, để cho phản ứng hóa hợp xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối lượng lưu huỳnh lấy dư.
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có công thức khối lượng của phản ứng:
mFe + mS = mFeS
Khối lượng lưu huỳnh đã hóa hợp với sắt là:
mS = mFeS – mFe = 44 – 28 = 16(g)
Khối lượng lưu huỳnh lấy dư: 20 – 16 = 4 (g)
Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là gì?
Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.