Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2, FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc, nóng, dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa; còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
Câu A.
11,2
Đáp án đúngCâu B.
38,08
Câu C.
16,8
Câu D.
24,64
Qui đổi X thành Cu, Fe, S.
Bảo toàn nguyên tố S => nS = nBaSO4 = 46,6/233 = 0,2mol
Bảo toàn nguyên tố Fe => nFe = nFe(OH)3 = 10,7/107 = 0,1mol
mX = mCu+mFe+mS => mCu = 18,4 -56.0,1-32.0,2 =6,4g
=>nCu =6,4/64 =0,1 mol
QT OXH:
Fe --> Fe(3+) + 3e
0,1----2--------->0,3
Cu --> Cu(2+) + 2e
0,1--------------->0,2
S --> S(6+) + 6e
0,2------------>1,2
QT KHỬ
N(5+) + 1e --> N(4+)
x<-----x
n(echo) = n(enhan) => x = 0,3+0,2+1,2 =1,7 mol
V = 1,7 . 22,4 = 38,08 lít
Cho biết tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố clo. Giải thích vì sao nguyên tố clo có tính chất hóa học cơ bản đó? Cho thí dụ minh họa.
Tính chất hóa học cơ bản của clo: Clo là chất oxi hóa mạnh.
- Tác dụng với kim loại : clo oxi hóa trực tiếp hầu hết các kim loại tạo muối clorua, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm, tốc độ nhanh, tỏa nhiều nhiệt.
2Fe + 3Cl2 --t0-->2FeCl3
- Tác dụng với hiđro: Phản ứng xảy ra khi chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời:
H2 + Cl2 → 2HCl.
- Tác dụng với nước:
Trong phản ứng với nước, clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO
Sở dĩ có những tính chất hóa học cơ bản trên vì khi tham gia phản ứng, nguyên tử clo dễ nhận thêm 1 electron để thành ion Cl-. Vì vậy tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh.
Số đồng phân của este có công thức phân tử C6H12O2 khi thủy phân tạo ra ancol không bị oxi hóa bởi CuO
Ancol không bị oxi hóa bởi CuO ⇒ Ancol bậc 3
Các đồng phân thỏa mãn: CH3COOC(CH3)3; HCOOC(CH3)2 - C2H5
Oxit là gì?
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: CuO, Na2O, FeO, SO2, CO2...
Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2–COO–CH3. Tên gọi của X là
Câu A. vinyl axetat
Câu B. etyl propionat
Câu C. metyl propionat
Câu D. metyl metacrylat
Để đánh giá lượng axit béo tự do có trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số miligam KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong một gam chất béo (nói gọn là trung hòa một gam chất béo).
a. Tính chỉ số axit của một chất béo biết rằng để trung hòa 14g chất béo đó cần dùng 15 ml dung dịch KOH 0,1M.
b. Tính khối lượng NaOH cần thiết để trung hòa 10 gam chất béo có chỉ số axit là 5,6.
a. nKOH = 0,015.0,1= 0,0015 mol
=> mKOH = 0,0015.56 = 0,084 gam = 84 mg.
Để trung hòa 14 gam chất béo cần 84 mg KOH
=> Để trung hòa 1 gam chất béo cần 84 : 14 = 6 mg KOH
Vậy chỉ số axit là 6
b. Chỉ số axit của chất béo là 5,6 tức là:
Để trung hòa 1 g chất béo đó cần 5,6 mg KOH
Để trung hòa 10 g chất béo cần 56 mg KOH
=> nKOH = (56:56).10-3 mol
Mà phản ứng của chất béo với KOH và NaOH có cùng tỉ lệ là số mol KOH và NaOH tiêu tốn như nhau => nNaOH = nKOH = 10 - 3 mol
Vậy khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa 10 gam chất béo là:
m = 10 - 3.40 = 0,04 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.