Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 40,48 gam E cần vừa đủ 560 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 16,128 lít khí CO2 (đktc) và 19,44 gam H2O. Tìm a?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 40,48 gam E cần vừa đủ 560 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 16,128 lít khí CO2 (đktc) và 19,44 gam H2O. Tìm a?


Đáp án:

Giải T + O2 -to→ 0,72 mol CO2 + 1,08 mol H2O.

Tương quan nT = ∑nH2O - ∑nCO2 → số C = 0,72/0,36 = 2

→ 2 ancol no có cùng số C là 2 chỉ cố thể là C2H5OH và C2H4(OH)2

→ nX + nY = ∑nhỗn hợp ancol = 0,36 mol; lại có

→ giải hệ só mol có nX = 0,16 mol; nY = 0,2 mol.

Từ giả thiết đề cho có:

40,48 gam E + 0,56 mol NaOH → a gam muối + 0,15 mol C2H5OH + 0,2 mol C2H4(OH)2

→ bảo toàn khối lượng có a = 43,12 gam → Chọn đáp án A

Giải cụ thể và rõ hơn 2chất X và Y ta biện luận giải pt nghiệm nguyên như sau:

40,48 gam hỗn hợp E gồm 0,16 mol X dạng CnH2nO2 và 0,2 mol Y dạng CmH2m-2O4

→ 0,16.(14n + 32) + 0,2.(14m + 62) = 40,48 → 4n + 5m = 41

Cặp nghiệm nguyên thỏa mãn là n = 4 và m = 5.ứng với X là CH3COOC2H5 và Y là HCOOCH2CH2OOCCH3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Em hãy tìm khối lượng của: a) 1 mol nguyên tử Cl và 1 mol phân tử Cl2. b) 1 mol nguyên tử Cu và 1 mol phân tử CuO. c) 1 mol nguyên tử C, 1 mol phân tử CO, 1 mol phân tử CO2. d) 1 mol phân tử NaCl và 1 mol phân tử C12H22O11 (đường).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Em hãy tìm khối lượng của:

a) 1 mol nguyên tử Cl và 1 mol phân tử Cl2.

b) 1 mol nguyên tử Cu và 1 mol phân tử CuO.

c) 1 mol nguyên tử C, 1 mol phân tử CO, 1 mol phân tử CO2.

d) 1 mol phân tử NaCl và 1 mol phân tử C12H22O11 (đường).


Đáp án:

a) MCl = 35,5g ; MCl2 = 71g.

b) MCu = 64g ; MCuO = (64 + 16)g = 80g.

c) MC = 12g ; MCO = (12 + 16)g = 28g, MCO2 = (12 + 16.2) = 44g.

d) MNaCl = (23+ 35,5) = 58,5g, MC12H22O11 = 12.12 + 1.22 + 16.11 = 342g.

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxi sắt từ? b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.

a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxi sắt từ?

b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

3Fe + 2O2 → Fe3O4.

nFe3O4 = 0,01 mol.

nFe = 3.nFe3O4 = 0,01 .3 = 0,03 mol.

nO2 = 2.nFe3O4 = 0,01 .2 = 0,02 mol.

mFe = 0,03.56 = 1,68g.

mO2 = 0,02.32 = 0,64g.

b) Phương trình phản ứng nhiệt phân KMnO4:

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

nKMnO4 = 2.nO2 = 0,02.2 = 0,04 mol.

mKMnO4 = 0,04 .158 = 6,32g.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4. - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3. - Thí nghiệm 4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. Số trường hợp ăn mòn điện hóa là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Có bốn bình mất nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau đây : Na2SO4;Na2CO3;BaCl2;KNO3 với nồng độ khoảng 0,1 M. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy nêu cách phân biệt trong các bình không có nhãn : NH4Cl;(NH4)2SO4;BaCl2;NaOH; Na2CO3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bốn bình mất nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau đây :

 với nồng độ khoảng 0,1 M. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy nêu cách phân biệt trong các bình không có nhãn : ;





Đáp án:

Trong dung dịch,  thủy phân tạo ra môi trường kiềm :

            3+OH

Ba chất còn lại không thủy phân, dung dịch của chúng có môi trường trung tính.

Dùng quỳ tím, ta nhận ra được  ( làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh). Ba dung dịch còn lại không làm đổi màu quỳ tím.

Thử phản ứng của ba dung dịch còn lại với dung dịch ta nhận ra dung dịch  vì chỉ có dung dịch này tạo ra kết tủa trắng.




Xem đáp án và giải thích
CaO là oxit bazơ, P2O5 là oxit axit. Chúng đều là những chất rắn, màu trắng. Bằng những phương pháp hoá học nào có thể giúp ta nhận biết được mỗi chất trên ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 CaO là oxit bazơ, P2O5 là oxit axit. Chúng đều là những chất rắn, màu trắng. Bằng những phương pháp hoá học nào có thể giúp ta nhận biết được mỗi chất trên ?


Đáp án:

Cho mỗi chất tác dụng với H2O, sau đó thử dung dịch bằng quỳ tím.

CaO tan trong nước tạo ra dung dịch Ca(OH)2 là dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi sang màu xanh

P2O5 tan trong H2O tạo ra dung dịch H3PO4 là axit làm quỳ tím đổi sang màu đỏ

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…